QUẺ SỐ 5: THỦY THIÊN NHU - MINH CHÂU XUẤT THỔ
1. Quẻ Thủy Thiên Nhu trong Kinh Dịch
Tổng quan quẻ Thủy Thiên Nhu
Quẻ Thủy Thiên Nhu hay được gọi là Quẻ Nhu, là quẻ số 5 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Cát.
Ngoại quái: ☵ Khảm (坎) - Thủy (水) tức Nước - Ngũ hành Thủy.
Nội quái: ☰ Càn (乾) - Thiên (天) tức Trời - Ngũ hành Kim.
Thuộc nhóm tượng quái Khôn (Quẻ Du Hồn), Ngũ hành Thổ.
Nhu có nghĩa là chờ đợi. Cũng có thể hiểu Nhu theo 2 nghĩa: Một là nuôi dưỡng yến lạc. Hai là sự chờ đợi. Hai ý nghĩa này không mâu thuẫn mà bổ túc cho nhau. Hiểu là trước hiểm họa, phải chờ đợi thời cơ thuận tiện để bồi dưỡng thân thể, tinh thần để thắng nó.
Xét về tài quẻ, ngôi vua ở hào Năm, chủ là sự chờ đợi, đức cứng mạnh, trung chính, bên trong dầy đặc có đức tin. Khi có đức tin thì sáng láng, hanh thông, được trinh chính. Được chính thì lợi hoàn thành Đại nghiệp.
Thoán từ:
Lời kinh: 需, 有学, 光, 予, 貞, 吉, 利涉大川.
Dịch âm: Nhu, hữu phu, quang, hanh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên.
Dịch nghĩa: Chờ đợi: có lòng thành thực tin tưởng, sáng sủa, hanh thông, giữ vững điều chính thì tốt. “Dù gặp việc hiểm như qua sông cũng sẽ thành công.
Nhu: Thuận dã. Tương hội. Chờ đợi vì hiểm đằng trước, thuận theo, quây quần, tụ hội, vui hội, cứu xét, chầu về. Quân tử hoan hội chi tượng: quân tử vui vẻ hội họp, ăn uống chờ thời.
Quẻ trên là Mông, nhỏ thơ; nhỏ thơ thì cần được nuôi bằng thức ăn, cho nên quẻ này là Nhu. Chữ Nhu này [ 需 ] là chữ nhu trong “nhu yếu phẩm”, những thứ cần thiết, tức thức ăn. Tự quái truyện giảng như vậy.
Nhưng Thoán Từ thì lại giải thích khác: Nhu đây còn có nghĩa nữa là chờ đợi, và theo cái tượng của quẻ thì phải hiểu là chờ đợi.
Tượng quẻ:
Vân thướng ư thiên (Mây bay cao trên trời)
Quẻ Nhu Khảm trên gặp Càn dưới, Càn toàn dương mạnh hơn Khảm, Khảm chỉ có 1 hào dương. Cho nên, mặc dù có nguy hiểm đang chờ đợi, nhưng quẻ này đủ sức thắng nó, miễn sao biết xử sự theo đúng theo Càn đạo, vừa cương cường lại vừa sáng suốt.
Nội quái là Càn, cương kiện, muốn tiến lên nhưng gặp ngoại quái là Khảm (hiểm) chặn ở trên, nên phải chờ đợi.
Hào làm chủ trong quẻ này là hào 5 dương, ở vị chí tôn (ở quẻ này nên hiểu là ngôi của trời – theo Thoán truyện) mà lại trung, chính; cho nên có cái tượng thành thực, tin tưởng, sáng sủa, hanh thông; miễn là chịu chờ đợi thì việc hiểm gì cũng vượt được mà thành công.
Đại tượng truyện giải thích cũng đại khái như vậy: dưới là Càn, trời, trên là Khảm, mây (Khảm còn có nghĩa là mây); có cái tượng mây đã bao kín bầu trời, thế nào cũng mưa; cứ "ăn uống yến lạc" (ẩm thực yến lạc) yên vui di dưỡng thể xác và tâm chí mà đợi lúc mưa đổ.
Các hào trong quẻ:
1. Sơ Cửu (Hào 1 dương):
Lời kinh: 初 九: 需 于 郊, 利 用 恆 , 无 咎.
Dịch âm: Nhu vu giao, lợi dụng hằng, vô Cửu.
Dịch nghĩa: Chờ ở ruộng xa .Nên kiên nhẫn, không lỗi.
Giảng nghĩa: Cương kiện, sáng suốt mà ở xa ngoại quái là Khảm, tức xa nước, xa chỗ hiểm (cũng như còn ở ngòai thành, không gần sông nước), đừng nóng nảy xông vào chỗ hiểm nạn, cứ chịu chờ đợi thì không có lỗi. Chu Công khuyên như vậy vì hào dương này không đắc trung mà có ý muốn tiến.
2. Cửu Nhị (Hào 2 dương):
Lời kinh: 九 二: 需 于 沙 , 小 有 言 , 終 吉.
Dịch âm: Nhu vu sa, tiểu hữu ngôn, chung cát.
Dịch nghĩa: Đợi ở bãi cát, tuy có khẩu thiệt một chút, nhưng sau sẽ tốt.
Giảng nghĩa: Hào này đã gần quẻ Khảm hơn, ví như đã tới bãi cát ở gần sông, chưa tới nỗi sụp hiểm; mà hào lại đắc trung, cho nên tuy là dương cương mà biết khôn khéo, ung dung, không nóng nảy như hào 1, cho nên dù có điều tiếng nho nhỏ, rốt cuộc cũng vẫn tốt.
3. Cửu Tam (Hào 3 dương):
Lời kinh: 九 三: 需 于 泥 . 致 寇 至.
Dịch âm: Nhu vu nê, trí khấu chí.
Dịch nghĩa: Đợi ở chỗ bùn lầy, như tự mình vời giặc đến.
Giảng nghĩa: Hào này đã ở sát quẻ Khảm, tuy chưa sụp xuống nước, nhưng đã ở chỗ bùn lầy rồi; thể của nó là dương cương, vị của nó cũng là dương, mà lại không đắc trung, có cái "tượng rất táo bạo nóng nảy, làm càn, tức như tự nó vời giặc đến, tự gây tai họa cho nó. Nếu nó biết kính cẩn, thận trọng thì chưa đến nỗi nào, vì tai họa vẫn còn ở ngoài (ở ngoại quái) (theo tiểu tượng truyện).
4. Lục Tứ (Hào 4 âm):
Lời kinh: 六 四: 需 于 血, 出 自 穴.
Dịch âm: Nhu vu huyết, xuất tự huyệt.
Dịch nghĩa: Như đã chờ đợi ở chỗ lưu huyết mà rồi ra khỏi được.
Giảng nghĩa: Hào này đã bắt đầu vào quẻ Khảm, tức chỗ hiểm (như vào chỗ giết hại), nhưng nhờ nó là âm, nhu thuận lại đắc chính (ở vị âm) , nên tránh được họa.
5. Cửu Ngũ (Hào 5 dương):
Lời kinh: 九 五: 需 于 酒 食, 貞 吉.
Dịch âm: Nhu vu tửu thực, trinh cát.
Dịch nghĩa: Chờ đợi ở chỗ ăn uống no say (chỗ yên vui), bền giữ đức trung chính thì tốt.
Giảng nghĩa: Hào 5, địa vị tôn quí, mà là dương cương trung chính, cho nên tốt, nhưng muốn hạnh phúc được bền thì phải giữ đức trung chính.
6. Thượng Lục (Hào 6 âm):
Lời kinh: 上 六: 入 于 穴 , 有 不 速 之 客 三 人 來 , 敬 之 , 終 吉.
Dịch âm: Nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách tam nhân lai, kính chi, chung cát.
Dịch nghĩa: Vào chỗ cực hiểm rồi, nhưng có ba người khách thủng thẳng tới, biết kính trọng họ thì sau đựơc tốt lành.
Giảng nghĩa: Hào này ở trên cùng ngọai quái là Khảm, cho nên bảo là chỗ cực hiểm. Nó có hào 3 ở dưới ứng với nó, hào 3 là dương , kéo theo cả hào 1 và 2 cũng là dương, cho nên nói là có 3 người khách sẽ tới; họ không tới ngay được vì họ ở xa hào 6, cho nên nói là họ thủng thẳng sẽ tới.
Hào 6 âm, có đức Khiêm, nhu thuận, biết trong và nghe theo ba vị khách đó, cho nên cuối cùng sẽ được họ cứu ra khỏi chỗ hiểm mà được tốt lành.
Tiểu tượng truyện: bàn thêm: Tuy hào 6 không xứng vị (bất đáng vị), nhưng không đến nỗi thất bại lớn.
Chu Hi hiểu chữ "vị" đó, là ngôi chẵn (âm vị) ; hào âm ở âm vị, là "đáng" chứ sao lại "bất đáng", cho nên ông bảo là :"chưa hiểu rõ" (vị tường).
Phan Bội Châu hiểu chữ "vị" là ngôi cao hay thấp; hào 6 ở trên cùng, tức là ngôi cao nhất, mà là âm nhu, bất tài, cho nên bảo "bất đáng" là phải .
2. Quẻ Thủy Thiên Nhu trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ
Ý nghĩa quẻ Nhu
Trong chiêm bốc, dự trắc Nhu có nghĩa là:
- Là đợi, chờ đợi (chỉ thời cơ chưa đến, mà sắp đến (sẽ đến).
- Nhu là sự ăn uống, dự tiệc (tiệc cưới, tiệc mừng sinh nhật).
- Là chiếc nhẫn cưới, viên kim cương, hạt minh châu.
- Lòng tin, đức tin, sự chung thuỷ
- Quần áo, vải vóc, quân nhu (軍需 quân nhu: đồ dùng trong quân đội)
- Sự mềm mại, nhu thuận, là phép dùng nhu chế cương, ngoài nhu trong cương.
- Là bùn đất (nê). Nếu Nhu bị tổn thương là bùn đất vào quan tài, sập nắp quan tài, xương đen... Quẻ Nhu chỉ đẹp cho dương trạch).
Triệu và điềm của quẻ Nhu
Quẻ Nhu có triệu Minh Châu Xuất Thổ - Vận tốt đã đến. Có bài thơ như sau:
Tranh giành kiện tụng, cũng tiêu tan.
Thời cơ vàng ngọc, tự đưa đến,
Mọi việc thành công, chẳng sợ tai.
Tích xưa: Ngày xưa, Nhạc Phi làm tướng dưới trướng Tông Trạch Ma, đã từng gieo được quẻ này. Sau này, quả nhiên Trạch Ma giao lại ấn tín, Nhạc Phi trở thành nguyên soái có dịp thi thố tài năng, lập công cái thế. Đúng là ứng với quẻ "Minh châu xuất thổ", thật là "thời vận tốt đẹp đã đến".
Lời bàn quẻ: "Nhu" còn có nghĩa là "chờ", là "đợi" điều kiện thuận lợi. Chớ manh động mà rơi vào hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm. Người khôn phải biết chờ thời đợi thế, xử sự rộng lượng, không hành động quá mức. Có lợi có ích thì tiến, bất lợi vô ích thì lui, được thời thì ra làm quan, mất thế thì lui về ở ẩn.
Lời đoán quẻ: Mưu việc tất thành, hôn nhân hòa hợp, cầu tài như ý, ước nguyện thỏa mãn.