QUẺ SỐ 63: THỦY HỎA KÝ TẾ - KIM BẢNG ĐỀ DANH

1. Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế trong Kinh Dịch

Tổng quan quẻ Thủy Hỏa Ký Tế

Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế

Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế hay được gọi là Quẻ Ký Tế, là quẻ số 63 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Đại Cát.

Ngoại quái: ☵ Khảm (坎) - Thủy (水) tức Nước - Ngũ hành Thủy.

Nội quái: ☲ Ly (離) - Hỏa (火) tức Hỏa - Ngũ hành Hỏa.

Thuộc nhóm tượng quái Khảm, Ngũ hành Thủy.

Quẻ Ký Tế báo hiệu kết thúc toàn bộ những rối loạn hiểm nguy, thời kỳ thịnh vượng bắt đầu. Quẻ này có các hào âm dương xem lẫn thể hiện sự hợp tác rất tốt, lưu ý khó được bền lâu. Muốn thành công lớn, bền lâu cần giữ gìn cẩn thận, nếu không sẽ sụp đổ.

Thoán từ:

Lời kinh: 旣濟亨, 小利貞, 初吉, 終亂.

Dịch âm: Ký tế hanh, tiểu lợi trinh, sơ cát, chung loạn.

Dịch nghĩa: Đã xong: Hanh thông, nếu làm nốt các việc nhỏ, cố giữ được những việc đã thành rồi thì mới lợi. Mới đầu tốt, cuối cùng thì loạn (nát bét).

Ký Tế: Hợp dã. Hiện hợp. Gặp nhau, cùng nhau, đã xong, việc xong, hiện thực, ích lợi nhỏ. Hanh tiểu giả chi tượng: việc nhỏ thì thành.
Quá là hơn, tài đức có chỗ nào hơn người trong một việc gì đó thì làm nên việc ấy, cho nên sau quẻ Tiểu quá tởi quẻ Kí tế. Tế là vượt qua sông, là nên; kí tế là đã vượt qua, đã nên, đã thành.

Tượng quẻ:

Thuỷ tại hoả thượng (Nước ở trên, lửa ở dưới tượng của việc đã xong)

Ngoại quái Khảm, nội quái Ly có nghĩa là nước lửa giao nhau, sau hào đều đắc chính nên mọi việc tất thảy thành công.

Trong thoán từ này, hai chữ "Hanh tiểu", Chu Hi ngờ là "tiểu hanh" mới đúng; tiểu hanh nghĩa là việc nhỏ, được hanh thông. Chúng tôi cho cách hiểu của Phan Bội Châu (theo Thoán truyện) là đúng hơn, nên dịch như trên.
Quẻ này trên là nước, dưới là lửa. Lửa có tính bốc lên mà ở dưới nước , nước thì chảy xuống, thế là nước với lửa giao với nhau, giúp nhau mà thành công. Cũng như nồi nước để ở trên bếp lửa, lửa bốc lên mà nước mới nóng, mới sôi được.
Lại xét sáu hào trong 1: hào dương nào cũng ở vị dương hào âm nào cũng ở vị âm; mà hào nào cũng có ứng viện: 1 dương có 4 âm ứng; 2, âm có 5 dương, ứng; 3, dương , có 6 âm ứng; đâu đó tốt đẹp cả, mọi việc xong xuôi, thế là hanh thông.
Ở vào thời Kí tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng phải làm cho xong nữa, thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp; nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi mà rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa lúc trị phải lo trước tới lúc loạn.
Thoán truyện giảng mới đầu tốt vì hào 2 ở nội quái có đức nhu thuận mà đắc trung; và rốt cuộc sẽ loạn vì ngừng không tiến nữa, không đề phòng nữa (chung chỉ tắc loạn).
Đại Tượng truyện cũng căn dặn phải phòng trước lúc loạn, lúc suy.

Các hào trong quẻ:

1. Sơ Cửu (Hào 1 dương):

Lời kinh: 初 九: 曳其輪, 濡其尾, 无咎.

Dịch âm: Duê kì luân, nhu kì vĩ, vô Cửu.

Dịch nghĩa: Kéo lết bánh xe (chậm lại), làm ướt cái đuôi thì không có lỗi.

Giảng nghĩa: Hào này là dương, có tài, ở trong nội quái Ly (lửa) có tính nóng nảy, lại ở đầu quẻ Kí tế, có chí cầu tiến quá hăng. Nên hào từ khuyên phải thận trọng, thủng thẳng (kéo lết bánh xe lại), chưa qua sông được đâu (như con chồn ướt cái đuôi, không lội được), như vậy mới khỏi có lỗi .

2. Lục Nhị (Hào 2 âm):

Lời kinh: 六 二: 婦喪其茀, 勿逐, 七日得.

Dịch âm: Phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc.

Dịch nghĩa: Như người đàn bà đánh mất cái màn xe, đừng đuổi theo mà lấy lại cứ đợi bảy ngày sẽ được.

Giảng nghĩa: Hào này ở giữa nội quái Ly, có đức văn minh, trung chính, có thể thực hiện được chí mình. Nó ứng với hào 5 dương cương, trung chính, ở địa vị chí tốn; nhưng ở thời Kí tế, đã xong việc, nên 5 không đoái hoài tới 2, thành thử 2 như người đàn bà có xe để đi. Mà đánh mất cái màn che bốn mặt xe, không đi được. Tuy nhiên vì 2 trung chính mà đạo trung, chính không bị bỏ lâu bao giờ, nên đừng mất công theo đuổi, cứ đợi rồi tự nhiên sẽ được như ý.

3. Cửu Tam (Hào 3 dương):

Lời kinh: 九 三: 高宗伐鬼方三年,克之.小人勿用.

Dịch âm: Cao tôn phạt quỉ Phương tam niên, khắc chi. Tiểu nhân vật dụng.

Dịch nghĩa: Vua Cao Tôn đánh nước Quỉ Phương, ba năm mới được, đừng dùng kẻ tiểu nhân.

Giảng nghĩa: Hào này là dương ở vị dương, nên quá cương cường, hoá ra khinh suất, phải thận trong như vua Cao Tôn, tức Vũ đinh (1324-1264) nhà Ân, khi đánh một rợ nhỏ là quỉ Phương mà cũng mất ba năm mới được.
Đừng dùng kẻ tiểu nhân là lời khuyên chung, chứ không phải chỉ khuyên riêng hào 3 này.

4. Lục Tứ (Hào 4 âm):

Lời kinh: 六 四: 繻有衣袽, 終日戒.

Dịch âm: Chu hữu y như, chung nhật giới.

Dịch nghĩa: Thuyền bị nước vào, có giẻ để bít lỗ, phải răn sợ suốt ngày.

Giảng nghĩa: Đã bắt đầu lên ngoại quái Khảm, nguy hiểm, phải phòng bị cẩn thận, như người ngồi chiếc thuyền bị nước vào, phải có giẻ để bít lỗ. Hào này âm nhu, ở vị âm, đắc chính, là người thận trọng biết lo sợ.

5. Cửu Ngũ (Hào 5 dương):

Lời kinh: 九 五: 東鄰殺牛, 不如西鄰之禴祭, 實受其福.

Dịch âm: Đông lân sát ngưu, bất như tây lân chi thược tế, thực thụ kì phúc.

Dịch nghĩa: Hàng xóm bên đông mổ bò (làm tế lễ lớn) mà thực tế không hưởng được phúc bằng hàng xóm bên tây chỉ tế lễ sơ sài.

Giảng nghĩa: Hàng xóm bên đông là hào 5, bên tây là hào 2. Cả hai hào đều đắc trung, đắc chính, lòng chí thành ngang nhau; 5 ở địa vị chí tôn làm lễ lớn, nhưng được hưởng phúc thì 2 lại hơn 5, chỉ vì 2 gặp thời hơn; 2 ở vào đoạn đầu Kí tế sức tiến còn mạnh, tương lai còn nhiều; 5 ở vào gần cuối Kí tế, lại ở giữa quẻ Khảm (hiểm), tiến tới mức chót rồi, sắp nguy, thịnh cực thì phải suy.

6. Thượng Lục (Hào 6 âm):

Lời kinh: 上 六: 濡其首, 厲.

Dịch âm: Nhu kì thủ, lệ.

Dịch nghĩa: Ướt cái đầu, nguy.

Giảng nghĩa: Tiểu nhân bất tài (hào này là âm) ở thời cuối cùng của Kí tê, lại ở trên hết quẻ khảm, càng nguy nữa, như một người lội qua sông, nước ngập cả đầu.

2. Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ

Ý nghĩa quẻ Ký Tế

Trong chiêm bốc, dự trắc Ký Tế có nghĩa là:

  • Ký tế là đã thành, đã xong, đã đủ cả.
  • Đã đi qua, đã sang bờ. (Ly: xe máy, Khảm: ô tô. Nếu hào 4 động là lo lắng: tai nạn xe máy, tai nạn ô tô vì Thuỷ khắc hoả. Hào 6 là đã đi qua).
  • Sự hoà hợp (như nước lửa giao nhau); Xem hôn nhân thì tốt, âm dương giao hoà, anh em hoà thuận, huynh đệ giúp đỡ lẫn nhau).
  • Ký tế là thi đỗ, khoa bảng. (Hành hoả tượng của văn chương)
  • Sơ cát, chung loạn tức là ban đầu khởi sự tốt đẹp, nhưng kết cục lại rối loạn, bất thuận (nếu việc đã hoàn thành gặp Ký tế thì xấu).

Triệu và điềm của quẻ Ký Tế

Quẻ Ký Tế có triệu Kim Bảng Đề Danh - Cát khánh như ý. Có bài thơ như sau:

Kim bảng đề danh, rạng tổ tông,
Từ nay vận phát, mọi sự hanh thông.
Kinh doanh buôn bán, đều đắc lợi,
Hôn nhân góp vốn, dễ thành công.

Tích xưa: Ngày xưa, Tư Mã Tương Như miệt mài đèn sách, đã gieo được quẻ này. Sau đó, ông thi đỗ, toại nguyện. Đúng là ứng với quẻ "Kim bảng đề danh", thật là "cát khánh như ý".

Lời bàn quẻ: Thi đỗ là công thành danh toại, vận thăng quan tiến chức bắt đầu. Từ nay tiền đồ rực rỡ, hết mọi lo âu. Ngày xưa, người đi thi là để làm quan, vinh thân phù gia, còn có ý giúp dân thì chỉ một vài người. Nhưng nội dung thi phần lời là các kinh điển có ý nghĩa giáo dục, cho nên kẻ đỗ vẫn là người ưu tú trong dân.

Lời đoán quẻ: Thời vận phát đạt, mọi sự hanh thông, buôn bán phát tài, bệnh tật tiêu tan.

Dụng thần quẻ Ký Tế

Quẻ Ký Tế so với Khảm, thiếu hào Thê Tài, Mậu Ngọ Hỏa, phục ở hào Tam ký Tê là Kỷ Hợi; Huynh Đệ Thủy. Vậy Phi Thần là Kỷ Hợi Thủy khắc phục Thần Mậu Ngọ Hỏa, thông tin ban đầu là "Phục Thần bị tuyệt ở Phi Thần", Phục Thần không được xuất hiện.
Điều đó nói lên qua hình ảnh: người đang thực hiện ý đồ tự quay lại sát hại người núp sau lưng đang định giúp mình. Song "người này" sẽ không "bị hại" khi gặp Không vong, theo vòng Không vong, phải chờ từ ngày Giáp Tý đến Quý Dậu (từ Giáp Tý - Quý Dậu không vong ở Tuất, Hợi, xem đầu sách).
Hoặc đến ngày Ngọ, tháng Ngọ, Phục Thần được Nguyệt Kiến (trùng với Ngọ: Phục Thần), Nhật Thần (cũng là Ngọ) lâm vào. Hoặc theo vòng trường sinh đến ngày Dần, hào tam (Hợi) gặp trường sinh thì phục Thần Ngọ cũng được sinh, do đó Phục Thần không bị diệt.