QUẺ SỐ 33: THIÊN SƠN ĐỘN - NÙNG VÂN TẾ NHẬT

1. Quẻ Thiên Sơn Độn trong Kinh Dịch

Tổng quan quẻ Thiên Sơn Độn

Quẻ Thiên Sơn Độn

Quẻ Thiên Sơn Độn hay được gọi là Quẻ Độn, là quẻ số 33 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Hung.

Ngoại quái: ☰ Càn (乾) - Thiên (天) tức Trời - Ngũ hành Kim.

Nội quái: ☶ Cấn (艮) - Sơn (山) tức Núi - Ngũ hành Thổ.

Thuộc nhóm tượng quái Càn, Ngũ hành Kim.

Quẻ Tiểu Quá là thời kỳ làm được việc nhỏ, nếu làm việc lớn sẽ không được. Đây là thời kỳ tương đối an ổn, cần sửa chữa kịp thời lỗi lầm, không nên thay đổi triệt để chính sách sẽ tốt hơn.

Thoán từ:

Lời kinh: 遯亨, 小利貞.

Dịch âm: Độn hanh, tiểu lợi trinh.

Dịch nghĩa: Trốn lánh đi thì hanh thông; trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì có lợi.

Độn: Thoái dã. Ẩn trá. Lui, ẩn khuất, tránh đời, lừa dối, trá hình, có ý trốn tránh, trốn cái mặt thấy cái lưng. Báo ẩn nam sơn chi tượng: tượng con báo ẩn ở núi nam.
Hể ở lâu thì phải rút lui, lánh đi, hết ngày thì tới đêm, hết đông tới xuân, ngồi lâu phải đứng dậy, già rồi nên về hưu .., cho nên sau quẻ Hằng (lâu) tới quẻ động (là trốn lánh đi).

Tượng quẻ:

Thiên hạ hữu sơn (Dưới trời có núi)

Ngoại quái Càn, nội quái Cấn, là sấm sét bị nghẹt lại với núi và không thể nào lan rộng ra được. Hào Nhị, hào Ngũ đắc trung, hào Tam, hào tứ đều thất vị chỉ nên làm việc nhỏ, không làm việc lớn.

Trên là trời, dưới là núi: ở chân núi thì thấy đỉnh núi là trời, nhưng càng lên càng thấy trời lùi lên cao nữa, tới đỉnh núi thấy trời mù mịt tít vời, như trời trốn lánh núi, cho nên đặt tên quẻ là Độn.
Quẻ này hai hào âm ở dưới đẩy bốn hào dương lên trên, có cái tượng âm (tiểu nhân) mạnh lên, đuổi dương (quân tử) đi, trái hẳn với quẻ Lâm. Độn thuộc về tháng 5, Lâm thuộc về tháng 12.
Ở thời Động, âm dương tiến mạnh, dương nên rút lui đi là hợp thời, được hanh thông (có thể hiểu là : đạo quân tử vẫn hanh thông). Tuy nhiên âm mới có 2, dương còn tới 4, chưa phải là thời Bĩ (cả 3 âm đều tiến lên), nên chưa đến nỗi nào, trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì còn có lợi, còn làm được.
Sở dĩ chưa đến nỗi nào, còn hanh thông vì trong quẻ có hào 5, dương, ứng với hào 2, âm; cả hai đều trung chính. Vậy ở thời đó, chưa nên trốn hẳn, nên tính xem việc nào còn làm được thì làm, tùy cơ ứng biến, cho nên Thoán truyện bảo lẽ tùy thời trong quẻ Độn này rất quan trọng.
Đại tượng truyện khuyên trong thời này quân tử nên xa lánh tiểu nhân, cứ giữ vẻ uy nghiêm, đừng dữ dằn với chúng quá.

Các hào trong quẻ:

1. Sơ Lục (Hào 1 âm):

Lời kinh: 初 六: 遯尾, 厲, 勿用有攸往.

Dịch âm: Độn vĩ, lệ, vật dụng hữu du vãng.

Dịch nghĩa: Trốn sau cùng, như cái đuôi, nguy đấy, đừng làm gì cả.

Giảng nghĩa: Hào ở dưới cùng, nên ví với cái đuôi ở lại sau cùng. Nó là âm, nhu nhược, hôn ám, không trốn theo kịp người, còn rù rờ ở sau, nên bảo là nguy.

2. Lục Nhị (Hào 2 âm):

Lời kinh: 六 二: 執之用黃牛之革, 莫之勝說.

Dịch âm: Chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thăng thoát.

Dịch nghĩa: Hai bên (hào 5 và hào 2) khăng khít (bền chặt) với nhau như buộc vào nhau bằng da bò vàng, không thể nào cởi được.

Giảng nghĩa: Hào 2 âm, đắc trung đắc chính, ứng với hào 5 dương cũng đắc trung đắc chính, cho nên tương đắc, khắng khít với nhau, không thể rời nhau được, 2 không thể bỏ 5 mà trốn được.
Màu vàng (da bò vàng) là màu trung, ám chỉ hai hào đó đều đắc trung.

3. Cửu Tam (Hào 3 dương):

Lời kinh: 九 三: 係遯, 有疾厲, 畜臣妾, 吉.

Dịch âm: Hệ độn, hữu tật lệ, súc thần thiếp, cát.

Dịch nghĩa: Lúc phải trốn mà bịn rịn tư tình thì nguy; nhưng nuôi kẻ tôi tớ trai gái thì tốt.

Giảng nghĩa: Hào dương này ở gần hào 2 âm, có vẻ bịn rịn tư tình với hào đó, không thể trốn mau được, như bị bệnh mà nguy; có tư tình đó thì không làm được việc lớn, chỉ nuôi bọn tôi tớ trai gái mình tốt với họ thì họ vui lòng mà dễ sai khiến, được việc cho mình.
Bốn chữ "súc thần thiếp, cát" tôi hiểu theo Phan Bội Châu; Chu Hi giảng rất mù mờ, lúng túng; J. Legge giảng là: nếu 3 đổi hào 2, như nuôi tôi tớ trai gái thì tốt. R. Wilhem giảng là 3 vẫn giữ được sự tự quyết, đừng để cho hào 2 sai khiến mình thì tốt.

4. Cửu Tứ (Hào 4 dương):

Lời kinh: 九 四: 好遯, 君子吉, 小人否.

Dịch âm: Hiếu độn, quân tử cát, tiểu nhân phủ.

Dịch nghĩa: Có hệ lụy với người, nhưng trốn được, quân tử thì tốt, tiểu nhân thì không.

Giảng nghĩa: Hào này cũng tối nghĩa; chữ 好 có người đọc là hảo , chữ 否 có người đọc là bĩ, vì vậy có nhiều cách hiểu, với hào 1 âm nhu, có tình thân thiết (hệ lụy) với nhau; nhưng 4 là quân tử, 1 là tiểu nhân , 4 cắt được tư tình mà trốn đi, theo lệ phải (chính nghĩa); chỉ hạng quân tử mới làm vậy được, tiểu nhân thì không .

5. Cửu Ngũ (Hào 5 dương):

Lời kinh: 九 五: 嘉遯, 貞吉.

Dịch âm: Gia độn, trinh cát.

Dịch nghĩa: Trốn mà theo điều chính cho nên tốt.

Giảng nghĩa: Hà 5, dương có đức trung chính, ứng với hào 2 cũng trung chính, ở thời Độn, cả 2 hào trung chính dắt nhau trốn bọn tiểu nhân, giữ được điều chính, cho nên tốt.

6. Thượng Cửu (Hào 6 dương):

Lời kinh: 上 九: 肥遯, 无不利.

Dịch âm: Phi độn, vô bất lợi.

Dịch nghĩa: Trốn mà ung dung, đàng hoàng, không có gì là không lợi.

Giảng nghĩa: Vào lúc cuối thời Độn, càng trốn được xa càng được tự do. Hào này dương cương quân tử, không bịn rịn với hào nào cả (vì hào 3 cũng là dương), có thể ung dung, đàng hoàng trốn được, không nghi ngại gì cả.

2. Quẻ Thiên Sơn Độn trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ

Ý nghĩa quẻ Độn

Trong chiêm bốc, dự trắc Độn có nghĩa là:

  • Thoái lui, ở ẩn (quan chức sẽ mất chức, về hưu, bị điều chuyển có khi lên trên nhưng không thực quyền ...).
  • Trốn chạy, che dấu, không xuất đầu lộ diện, ẩn trốn, nằm im chờ thời, dự trữ thế năng ...
  • Lãng quên, bưng bít (nếu đi tìm hiểu thông tin sẽ không biết được vì bị che dấu, bưng bít, che mắt).
  • Sự sáng cuối cùng, rực rỡ để tàn, bùng sáng (có thể được thêm một phần của nhiệm kỳ nữa,
  • Ghế của lãnh đạo, sự ngưng chỉ, tĩnh tại, kiên trì, sự ngồi lại (mất chân ghế nhưng không ngã, gượng ngồi lại), kéo dài thời gian nữa (xin việc có thể bị dây dưa kéo dài, nếu được ngay phải là quẻ Dự).
  • Sự che dấu tài năng, co lại, đợi thời bung ra (Ngũ linh đời người: có tài không biểu hiện ra. Như người cao tuổi, điềm đạm, kinh nghiệm).
  • Độn là hưởng lạc, là ngũ độn (chìm đắm trong 5 loại hưởng lạc) mà quên đi bản tính:

Triệu và điềm của quẻ Độn

Quẻ Độn có triệu Nùng Vân Tế Nhật - Mưu sự bất thành. Có bài thơ như sau:

Mây đen kéo tới, trời tối om
Khuyên bạn chớ nên vội xuất hành.
Hôn nhân cầu tài, đều bất lợi,
Đề phòng cãi cọ, mất anh em.

Tích xưa: Ngày xưa, Tuyết Lễ trên đường đầu quân đã gieo phải quẻ này. Quả nhiên sau này ông ta bị Trương Sĩ Quý che giấu công lao, không được hiển đạt. Đúng là ứng với quẻ "Mây dầy che lấp mặt trời", thật là "mưu sự bất thành".

Lời bàn quẻ: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Không có thiên thời thì không có tất cả. Có thiên thời thì được nhiều người giúp. Có nhiều người giúp tất thành công.

Lời đoán quẻ: Mất của khó thấy, giao dịch khó khăn, góp vốn bất lợi, mọi sự bất thành.

Dụng thần quẻ Độn

Quẻ Độn so với Càn thiếu hai thân là Thê Tài và Tử Tôn. Hào Phục Thần Giáp Dần Mộc ở nhị hào Bính Ngọ là Phi Thần Hỏa. Mộc sinh Hỏa nên Phục Thần sinh Phi Thần, Phục Thần bị hao khí.
Nếu coi về tài lộc thì tiển bạc bị kém, hao phí, phải tốn về việc quan. Coi về gia đình: vợ bị bệnh, đau yếu. Độn so với Càn thiếu Tử Tôn Giáp Tý Thủy, phục ở hào sơ Bính Thìn (Phụ Mẫu Mộc) là Phi Thần.
Theo quy luật của vòng trường sinh, hào lâm Tý (Thủy), trường sinh tại Thân, từ đây tính đi (theo vòng: Trường sinh -> Mộc Dục Quan Đới -> Lâm Quan -> Đế vượng -> Suy - Bệnh -> Tử Mộ -> Tuyệt -> Thai Dưỡng...) thì Trường Đoạn Thần Giáp Thìn dừng ở Mộ, có nghĩa là Phục Thần chuyển động đến Phi Thần (Thìn) thì nhập mộ, đã nhập mộ Phục Thần không xuất hiện được.
Nếu có dữ kiện xung phá mộ, tức đến ngày có hành Thổ khắc Thủy thì Phục Thần mối xuất hiện. Có 4 ngày có tiêu chuẩn như thế là: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Song phải trùng với cả tháng (tháng: Thin, Tuất, Sửu, Mùi). Khi phục Thần xuất hiện, mọi thông tin phản ánh qua dự báo (tốt, xấu, lành, dữ) liên quan với nó mới thể hiện rõ.