QUẺ SỐ 26: SƠN THIÊN ĐẠI SÚC - TRẬN THẾ ĐẮC KHAI
1. Quẻ Sơn Thiên Đại Súc trong Kinh Dịch
Tổng quan quẻ Sơn Thiên Đại Súc
Quẻ Sơn Thiên Đại Súc hay được gọi là Quẻ Đại Súc, là quẻ số 26 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Cát.
Ngoại quái: ☶ Cấn (艮) - Sơn (山) tức Núi - Ngũ hành Thổ.
Nội quái: ☰ Càn (乾) - Thiên (天) tức Trời - Ngũ hành Kim.
Thuộc nhóm tượng quái Cấn, Ngũ hành Thổ.
Quẻ Đại Súc tượng trưng cho sự đốc thực, sự bành trướng có kiểm soát, hay cũng có thể hiểu là con người có trí rộng, bằng tính cách điềm tĩnh lập nên sự nghiệp hiển hách. Tuy nhiên cần lưu ý bản thân tự kìm hãm mình.
Thoán từ:
Lời kinh: 大畜利貞, 不家食, 吉, 利涉大川.
Dịch âm: Đại Xúc lợi trinh, bất gia thực, cát, lợi thiệp đại xuyên.
Dịch nghĩa: Chứa lớn: Chính đáng (theo chính đạo) thì lợi. Không phải ăn cơm nhà (tức được hưởng lộc của vua), tốt; vượt qua sông lớn (làm việc khó khăn, gian nguy để giúp nước) thì lợi.
Đại Súc: Tụ dã. Tích tụ. Chứa tụ, súc tích, lắng tụ một chỗ, dự trữ, đựng, để dành. Đồng loại hoan hội chi tượng: đồng loại hội họp vui vẻ, cục bộ.
Mình không có càn bậy (Vô vọng) rồi bản thân mới có thể chứa được nhiều tài, đức, hoài bão, nên sau quẻ vô vọng, tới quẻ Đại súc. Chữ súc trong quẻ này cũng là chữ súc trong quẻ Phong thiên tiểu súc, có ba nghĩa: Nhóm chứa, nuôi nấng, ngăn lại. Thoán từ dùng theo nghĩa chứa (súc tích, uẩn súc), mà Hào từ dùng với nghĩa ngăn lại.
Tượng quẻ:
Thiên tại sơn trung (Trời ở trong núi)
Ngoại quái Cấn, nội quái Càn. Càn chính là cương kiện, còn Cấn là đốc thực chính vì thế không nên quá cứng rắn sẽ được đại chính rất tốt.
Trên là núi, dưới là trời, núi mà chứa được trời thì sức chứa của nó thật lớn, cho nên gọi là Đại súc. Nói về bậc quân tử thì phải "chứa" tài đức, nghĩa là tu luyện cho tài đức uẩn súc; trước hết phải cương kiện như quẻ Càn, phải rất thành thực, rực rỡ (có văn vẻ) như quẻ Cấn, mà những đức đó phải mỗi ngày một mới, nhật tân kì đức (Thoán truyện); phải biết cho đến nơi đến chốn, làm cho đến nơi đến chốn, đủ cả tri lẫn hành (đại tượng truyện).
Người nào "uẩn súc" được như vậy thì được quốc gia nuôi, và khi xã hội gặp gian truân thì cứu được (vượt qua sông lớn), vì ứng với trời (như hào 5 ở vị cao ứng với hào 2 trong quẻ Càn là trời).
Các hào trong quẻ:
1. Sơ Cửu (Hào 1 dương):
Lời kinh: 初 九: 有厲.利已.
Dịch âm: Hữu lệ, lợi dĩ.
Dịch nghĩa: Có nguy, ngưng lại thì lợi.
Giảng nghĩa: Hào này cương kiện, muốn tiến lên nhưng bị hào 4, âm ở trên chặn lại (trong các hào, súc có nghĩa là ngăn chứ không có nghĩa là chứa), nếu cố tiến thì nguy, ngưng lại thì tốt.
2. Cửu Nhị (Hào 2 dương):
Lời kinh: 九 二: 輿說輹.
Dịch âm: Dư thoát phúc.
Dịch nghĩa: Như chiếc xe đã tháo cái trục.
Giảng nghĩa: Hào này cũng bị hào 5, âm, ngăn lại như hào 1, nhưng vì đắc trung (ở giữa nội quái), nên biết tự ngăn mình (như tự tháo cái trục xe ra) để thôi không đi. Như vậy không có lỗi.
3. Cửu Tam (Hào 3 dương):
Lời kinh: 九 三: 良馬逐; 利艱貞.日閑輿衛, 利有攸往.
Dịch âm: Lương mã trục; lợi gian trinh, Nhật nhàn dư vệ, lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa: Như hai con ngựa tốt chạy đua nhau; phải chịu khó giữ đạo chính thì có lợi, lại phải thường ngày luyện tập, dự bị các đồ hộ thân thì tiến lên mới có lợi.
Giảng nghĩa: Chúng ta để ý: hai hào 1, 2 đều là dương cương mà đều bị hai hào âm nhu (4 và 5) ngăn cản, vì tuy cương mà ở trong nội quái (quẻ dưới), cũng như các tướng tài năng phải phục tùng Võ Hậu, Từ Hi Thái Hậu. Không phải thời nào dương cũng thắng âm cả đâu. Tới hào 3 này, may được hào trên cùng cũng là dương, ứng với mình như một đồng chí, cho nên cả hai hăng hái như hai con ngựa tốt đua nhau chạy; nhưng hăng quá mà không nhớ rằng trên đường gặp nhiều gian nan, không luyện tập đề phòng hàng ngày thì không tiến được xa, nên Hào từ khuyên như trên.
4. Lục Tứ (Hào 4 âm):
Lời kinh: 六 四: 童牛之牿, 元吉.
Dịch âm: Đồng ngưu chi cốc, nguyên cát.
Dịch nghĩa: Như con bò mộng còn non, mới nhú sừng, đặt ngay mảnh gỗ chặn sừng nó, thì rất tốt.
Giảng nghĩa: Trong quẻ Đại súc, hào âm này vẫn ngăn chặn được hào 1, dương, vì tuy nó âm nhu, nhưng hào 1 ở đầu quẻ là dương còn non, như con bò mọng mới nhú sừng, nếu kịp thời ngăn cản ngay, chặn sừng nó lại thì không tốn công mà có kết quả rất tốt. đại ý là phải đề phòng ngay từ khi họa mới có mòi phát.
5. Lục Ngũ (Hào 5 âm):
Lời kinh: 六 五: 豶豕之牙, 吉.
Dịch âm: Phần thỉ chi nha, cát.
Dịch nghĩa: Như thể ngăn cái nanh con heo đã thiến thì tốt.
Giảng nghĩa: Hào 2 là dương đã già giặn, không non nớt như hào 1, cho nên dữ hơn 1, ví như nanh con heo (rừng). Hào 5 muốn chặn nó, mà chỉ bẻ nanh con heo thôi thì nó vẫn con hung; tốt hơn hết là thiến nó để cho nó hết dữ, lúc đó dù nó còn nanh cũng không hay cắn nữa. Hào 5, chặn được hào 2 là nhờ cách đó, trừ tận gốc, không tốn công mà kết quả tốt.
6. Thượng Cửu (Hào 6 dương):
Lời kinh: 上 九: 何天之衢, 亨.
Dịch âm: Hà thiên chi cù, hanh.
Dịch nghĩa: Sao mà thông suốt như dương trên trời vậy.
Giảng nghĩa: Tới hào này là thời gian cản đã cùng rồi, hết trở ngại, đường thật rộng lớn, bát ngát như đường trên trời. Có nghĩa là đại lớn được thi hành.
2. Quẻ Sơn Thiên Đại Súc trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ
Ý nghĩa quẻ Đại Súc
Trong chiêm bốc, dự trắc Đại Súc có nghĩa là:
- Tích chứa, tích trữ, tích tụ, dự trữ (Quá trình học cũng là Đại súc).
- Súc là tụ, tụ tập, tụ họp (tụ họp ở mức độ lớn, nhóm lớn như đảng phái, khác với tụ của quẻ Tuỵ là ở mức nhóm, bầy nhỏ).
- Tiếp xúc lớn, những vụ giao dịch lớn, giao dịch với đại quý nhân, các bậc quyền quý (kinh doanh rất tốt vì trong quẻ chứa Đại hữu là thắng lớn).
- Còn gọi là cách "Thuần thu nội liễm" (quẻ nội ở trong là Càn tràn đầy sức mạnh, nhưng không muốn để tràn ra dùng quẻ Cấn cái tĩnh để kiềm chế sức mạnh. Biểu hiện trong mạnh mà ngoài tĩnh). Quẻ này việc đại sự, đại nhân mới thành.
- Đại súc là co lại, là bệnh co rút khớp xương, bệnh liệt ...
Triệu và điềm của quẻ Đại Súc
Quẻ Đại Súc có triệu Trận Thế Đắc Khai - Không còn trở ngại. Có bài thơ như sau:
Cãi cọ mất dần, bệnh tật tan.
Hôn nhân góp vốn, đều như ý,
Cầu tài cầu lộc, được hanh thông.
Tích xưa: Ngày xưa, khi Triệu Tử Long bảo vệ gia quyến Lưu Bị đã gieo được quẻ này. Quả nhiên, ông ta đại chiến dốc Trường Bản, vượt trùng vây bảo vệ A Đẩu. Đúng là ứng với quẻ "Trận thế đắc khai", thật là "không còn trở ngại".
Lời bàn quẻ: Đại súc là đã có đủ lực lượng, đủ sức mạnh để hành động. Phàm làm bất cứ việc gì đều phải chuẩn bị đầy đủ. Chuẩn bị đầy đủ thì thành công. Có chuẩn bị đủ các mặt thì mới triển khai công việc, bởi vì không thể làm ẩu làm bừa, dẫn đến làm hỏng, làm sai. Vì vậy, dù gieo được quẻ tốt nhưng nếu không làm theo hướng dẫn của quẻ, không ứng nghiệm.
Lời đoán quẻ: Gặp vận tốt, người đi có tin về, xuất hành đại cát, mọi sự thuận lợi.
Dụng thần quẻ Đại Súc
Trường hợp thứ hai: Phi Thần Thổ Sinh Phục Thần Kim, cũng là "Phi lai sinh Phục", Phục Thần cũng được xuất hiện.