QUẺ SỐ 18: SƠN PHONG CỔ - THÔI MA PHẦN ĐẠO

1. Quẻ Sơn Phong Cổ trong Kinh Dịch

Tổng quan quẻ Sơn Phong Cổ

Quẻ Sơn Phong Cổ

Quẻ Sơn Phong Cổ hay được gọi là Quẻ Cổ, là quẻ số 18 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Hung.

Ngoại quái: ☶ Cấn (艮) - Sơn (山) tức Núi - Ngũ hành Thổ.

Nội quái: ☴ Tốn (巽) - Phong (風) tức Gió - Ngũ hành Mộc.

Thuộc nhóm tượng quái Tốn (Quẻ Quy Hồn), Ngũ hành Mộc.

Quẻ Cổ chủ về người dưới đang thời kỳ thịnh buộc người cầm quyền phải nhượng bộ trước nhiều yêu sách (Tốn Âm nhu thắng được Cấn cứng rắn). Quẻ Tùy dương thắng nên âm phải tùy theo, còn quẻ Cổ thì âm lại thắng nên kết cục gây ra hoại loạn.

Thoán từ:

Lời kinh: 蠱元亨, 利涉大川, 先甲三日, 後甲三日

Dịch âm: Cổ nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên, tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.

Dịch nghĩa: Đổ nát mà làm lại mới thì rất tốt, vượt qua sông lớn thì lợi. Ba ngày trước ngày giáp (nghĩa là phải tìm nguyên nhân từ trước), ba ngày sau ngày giáp (phải nghĩ đến tương lai nên thể nào).

Cổ: Sự dã. Sự biến. Có sự không yên trong lòng, làm ngờ vực, khua, đánh, mua chuốc lấy cái hại, đánh trống, làm cho sợ sệt, sửa lại cái lỗi trước đã làm. Âm hại tương liên chi tượng: điều hại cùng có liên hệ.
Vui theo thì tất có công việc làm, cho nên sau quẻ Tùy, tới quẻ Cổ. Cổ có hai nghĩa: đổ nát và công việc. Hễ đổ nát thì phải sửa sang lại, thế là có công việc.

Tượng quẻ:

Sơn hạ hữu phong (Dưới núi có gió)

Ngoại quái Cấn, nội quái Tốn là gió ở dưới núi, khi đụng núi thì quay vấn lại nên loạn. Hai chữ nguyên hanh trong tượng quẻ có ý nghĩa người đại tài, vững vàng có thể dẹp loạn và vượt qua khó khăn.

Quẻ này trên là núi, dưới là gió, gió đụng núi, quật lại, đó là tượng loạn, không yên, tất phải có công việc.
Cũng có thể giảng như sau: tốn ở dưới là thuận, mà Cấn ở trên là ngưng chỉ; người dưới thì thuận mà người trên cứ ngồi im; hoặc người dưới một mực nhu, người trên một mực cương (Tốn thuộc âm, mà hào 1 cùng là âm, còn Cấn thuộc dương, mà hào cuối cùng thuộc dương ), để nén người dưới, như vậy mọi sự sẽ đổ nát, phải làm lại.
Đổ nát mà làm lại thì rất nên, rất tốt; phải xông pha nguy hiểm, nhưng rồi sẽ có lợi.
Tuy nhiên phải suy nghĩ, có kế hoạch trước sau. Ví dụ bắt tay vào việc là ngày giáp, thì phải nghĩ tới ba ngày trước ngày giáp, tức ngày tân [辛], tìm xem vì lẽ gì mà có sự đổ nát, và muốn đổi cũ sang mới (mới cũng là tân, nhưng chữ tân này [新], người Trung Hoa thường có cách mượn một chữ đồng âm để diễn một ý khác) thì phải làm sao. Rồi lại nghĩ đến ba ngày sau, tức ngày đinh [ 丁] , mà đinh ninh (chữ [丁 寧] này) phòng bị cho tương lai.
Làm lại mới mà được như vậy thì rất tốt.
Thoán truyện và Đại tượng truyện không giảng gì khác.

Các hào trong quẻ:

1. Sơ Lục (Hào 1 âm):

Lời kinh: 初 六: 幹父之蠱, 有子, 考无咎, 厲, 終吉.

Dịch âm: Cán phụ chi cổ, hữu tử, khảo vô Cửu , lệ, chung cát.

Dịch nghĩa: Sửa sang sự đổ nát của cha; nhờ con mà cha không lỗi; nhưng cũng có thể nguy đấy, phải biết răn sợ, sau mới tốt.

Giảng nghĩa: Có người kế tục nhưng ở hào sơ thì con còn trẻ thiếu kinh nghiệm hay thế cô vị thấp cho nên phê "nguy". Nhưng dù sao vẫn có khả năng mở.

2. Cửu Nhị (Hào 2 dương):

Lời kinh: 九 二: 幹母之蠱, 不可貞.

Dịch âm: Cán mẫu chi cổ, bất khả trinh.

Dịch nghĩa: Sửa sang sự đổ nát của mẹ, không nên cố chấp (trinh)

Giảng nghĩa: Hào này dương cương, đắc trung, trên ứng với hào 5 âm nhu, nên ví như con (2) với mẹ (5). Hào 2 có tài, sửa sang được, nhưng tính cương cường, có thể xung đột với 5, cho nên Hào từ khuyên đừng cố chấp mà phải mềm dẻo.

3. Cửu Tam (Hào 3 dương):

Lời kinh: 九 三: 幹父之蠱, 小有悔, 无大咎.

Dịch âm: Cán phụ chi cổ, tiểu hữu hối, vô đại Cửu.

Dịch nghĩa: Sửa sang sự đổ nát của cha, có chút hối hận những không có lỗi lớn.

Giảng nghĩa: Hào này là dương lại ở vị dương, là quá cương, nóng nảy, không hợp đạo trung cho nên làm vài việc đáng ăn năn; nhưng làm nổi việc, đắc chính, nên không đến nỗi có lỗi lớn.
Ví như người con trung ngôn, trực gián mà giữ được đạo lý cho cha.

4. Lục Tứ (Hào 4 âm):

Lời kinh: 六 四: 裕父之蠱, 往見吝.

Dịch âm: Dụ phụ chi Cổ, vãng kiến lận.

Dịch nghĩa: (Vì dùng dằng mà chỉ) kéo dài sự đổ nát của cha, nếu cứ như vậy hoài thì sẽ hối tiếc.

Giảng nghĩa: Hào âm, nhu lại ở vị âm, là người thiếu nghị lực, nhút nhát, không dám cương quyết sửa sự đổ nát của cha, để cho nó kéo dài hoài thì xấu cho cả gia đình mà phải hối hận.

5. Lục Ngũ (Hào 5 âm):

Lời kinh: 六 五: 幹 父之蠱, 用譽.

Dịch âm: Cán phụ chi cổ, dụng dự

Dịch nghĩa: Sửa sự đổ nát cho cha, mà được tiếng khen.

Giảng nghĩa: Âm nhu ở ngôi chí tôn, không đủ tài sáng nghiệp, nhưng nhờ có đức trung mà ở dưới ứng với hào 2, dương cương là người có tài, sửa sự đổ nát được, rốt cuộc thành công, cả hai được tiếng khen.

6. Thượng Cửu (Hào 6 dương):

Lời kinh: 上 九: 不事王侯, 高尚 其事.

Dịch âm: Bất sự vương hầu, cao thượng kỳ sự.

Dịch nghĩa: Không xu phụ bậc vương hầu, mà nêu cao tư cách (đức của mình.)

Giảng nghĩa: Hào này dương cương ở trên hào 5, như một vị hiền nhân quân tử cao khiết, ở ngoài mọi việc, không màng phú quí, không xu phụ vương hầu, giữ chí hướng của mình làm phép tắc trong thiên hạ.

2. Quẻ Sơn Phong Cổ trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ

Ý nghĩa quẻ Cổ

Trong chiêm bốc, dự trắc Cổ có nghĩa là:

  • Sự đổ nát, nát loạn, hư hoại, phá huỷ, loạn (Việc gia đình mà ra quẻ Cổ: nát, anh em cãi vã...).
  • Sự mê hoặc (Con gái lớn là Tốn lôi kéo con trai mới lớn là Cấn), hãm hại (chữ Cổ蠱 hình của ba con sâu độc thả trong chậu).
  • Sự rò rỉ, rò rỉ từ bên trong rò ra (Tin thất thoát từ nội bộ).
  • Sự đam mê, thần tượng, tôn thờ (Hôn nhân: đam mê nhưng sẽ đổ vỡ).
  • Là tam phá cách (Ba lần phá) vì vậy mà soán nói: "tiêu giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật, chung tắc hữu thủy thiên hành giả (trước giáp 3 ngày sau giáp 3 ngày, chót thì
  • Bệnh điên, bệnh do dâm dục, do mê hoặc, bệnh do thuốc độc gây ra, bệnh cổ trướng, phù
  • Nghi hoặc, nghi ngờ lẫn nhau.

Triệu và điềm của quẻ Cổ

Quẻ Cổ có triệu Thôi Ma Phần Đạo - Làm không đúng cách. Có bài thơ như sau:

Thôi ma sá lộ, mất công toi,
Cãi cọ lôi thôi, bệnh tật nhiều.
Hôn nhân góp vốn, đều trục trặc,
Của mất không về, vạn sự lo.

Tích xưa: Ngày xưa, Tấn Bình Công muốn gặp thầy Mạnh Tử đã từng gieo phải quẻ này. Quả nhiên, sự việc bị sủng thần Tạng Thương ngăn trở, thầy Mạnh Tử không đến. Đúng là ứng với quẻ "Thôi ma sá lộ", thật là "làm không đúng cách".

Lời bàn quẻ: Làm không đúng cách là làm không đúng chỗ, đúng lúc, đúng đối tượng, làm lệch, làm sai, làm ngược, làm trái lẽ thông thường, kết quả hỏng việc, gây rối loạn. "Dưới chống trên, con chống cha" là loạn vậy.

Lời đoán quẻ: Xuất hành bất lợi, hôn nhân bất thành, của mất không về, mọi sự trục trặc.

Dụng thần quẻ Cổ

Quẻ Cổ là quẻ cuối của tượng Chấn, nên gọi là quẻ Quy Hồn. Trong quẻ thiếu một thân là Tử Tôn Tân Tỵ Hỏa, đây là Phục Thần của cổ, vậy Phi Thần ở ngũ hào là Phụ mẫu Bính Tý Thủy. Trong quẻ này, Phi Thần khắc Phục Thần, do đó, Phục Thần không xuất hiện được. Phục Thần muốn xuất hiện được phải chờ vào ngày, tháng có Hỏa trường sinh.