QUẺ SỐ 22: SƠN HỎA BÍ - HỶ KHÍ DOANH MÔN

1. Quẻ Sơn Hỏa Bí trong Kinh Dịch

Tổng quan quẻ Sơn Hỏa Bí

Quẻ Sơn Hỏa Bí

Quẻ Sơn Hỏa Bí hay được gọi là Quẻ Bí, là quẻ số 22 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Cát.

Ngoại quái: ☶ Cấn (艮) - Sơn (山) tức Núi - Ngũ hành Thổ.

Nội quái: ☲ Ly (離) - Hỏa (火) tức Hỏa - Ngũ hành Hỏa.

Thuộc nhóm tượng quái Cấn, Ngũ hành Thổ.

Quẻ Bí là lễ nghi hào nhoáng tô điểm cho xã hội. Bản thân văn sức tự tốt, giống như cô gái trang điểm khéo léo sẽ trở nên hấp dẫn hơn là không trang điểm, hoặc những bài thơ ý hay lời đẹp thì sẽ dễ cảm hóa người đọc hơn. Khi làm bất kỳ công việc gì bên cạnh thực chất nên bổ sung thêm văn sức sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp hơn.

Thoán từ:

Lời kinh: 賁亨, 小有攸往.

Dịch âm: Bí hanh, tiểu lợi hữu du vãng.

Dịch nghĩa: Trang sức văn vẻ thì hanh thông; làm việc gì mà chỉ nhờ ở trang sức thì lợi bé nhỏ mà thôi.

Bí: Sức dã. Quang minh. Trang sức, sửa sang, trang điểm, thấu suốt, rõ ràng. Quang minh thông đạt chi tượng: quang minh, sáng sủa, thấu suốt.
Đám đông, hợp lại với nhau thì phải có trật tự, uy nghi, có văn vẻ, cho nên tiếp theo quẻ Phệ Hạp là quẻ Búi là văn vẻ, rực rỡ, sáng sủa trang sức.

Tượng quẻ:

Sơn hạ hữu hoả (Dưới núi có lửa)

Ngoại quái Cấn, nội quái Ly, có nghĩa là dùng lễ, nhạc hay văn sức để giao hóa dân chúng. Lấy văn sức được chính tích nhỏ nên lửa tuy có sang nhưng không sáng được xa.

Trên là núi, dưới là lửa; lửa chiếu sáng mọi vật ở trên núi, như vậy làm cho núi đẹp lên, trang sức cho núi.
Còn một cách giảng nữa: trong nội quái (vốn là quẻ đơn Càn) hào 2, âm, vốn ở quẻ đơn Khôn, thay vào hào 2 dương của quẻ đơn Càn, thành quẻ đơn Ly, như vậy là tô điểm cho quẻ đơn Càn. Trong ngoại quái (vốn là quẻ đơn Khôn) hào trên cùng vốn ở quẻ đơn Càn, lại thay hào trên cùng của quẻ đơn khôn, thành quẻ đơn Cấn.
Nói cách khác, vắn tắt mà không sai mấy thì nội quái có một hào âm trang sức cho hai hào dương , còn ngoại quái có một hào dương trang sức cho hai hào âm, vì vậy mà gọi là quẻ Bí: trang sức.
Vật gì cũng vậy: có chất, tinh thần; mà lại thêm văn, hình thức, thì tốt (hanh thông), nhưng nếu chỉ nhờ ở trang sức mà thành công thì lợi ít thôi.
Thoán truyện bàn rộng thêm: âm nhu và dương cương giao với nhau, thay đổi lẫn nhau (tức hào 2 và hào trên cùng như trên mới giảng). Ðó là cái văn vẻ tự nhiên (thiên văn) của trời; còn cái văn vẻ nhân tạo (nhân văn) thì nên hạn chế (quẻ Cấn ở trên có nghĩa là ngăn, hạn chế), vì tuy nó có công giáo hóa thiên hạ, nhưng nhiều quá thì văn thắng chất, xấu.
Đại tượng truyện còn khuyên: Việc chính trị nhỏ thì dùng trang sức được; còn việc quan trọng như phán đoán hình ngục thì đừng nên quả quyết, tô điểm thêm.

Các hào trong quẻ:

1. Sơ Cửu (Hào 1 dương):

Lời kinh: 初 九: 賁其趾, 舍車而徒.

Dịch âm: Bí kì chỉ, xả xa nhi đồ.

Dịch nghĩa: Trang sức, trau giồi ngón chân (địa vị thấp) của mình; bỏ cách sung sướng là ngồi xe mà nên đi bộ (chịu khó nhọc).

Giảng nghĩa: Hào này dương cương, ở cuối cùng nội quái Ly, tức như người có đức sáng suốt mà ở địa vị thấp nhất. Chỉ nên trau giồi phẩm hạnh của mình trong địa vị đó (ví như ngón chân, bộ phận thấp nhất trong thân thể), mà an bần, chịu đi bộ chứ đừng ngồi xe.

2. Lục Nhị (Hào 2 âm):

Lời kinh: 六 二: 賁其須.

Dịch âm: Bí kì tu.

Dịch nghĩa: Trang sức bộ râu.

Giảng nghĩa: Chữ tu ở đây nghĩa là râu, cũng như chữ tu : 鬚
Hào này làm chủ nội quái ly, có công dụng trang sức cho quẻ Ly, đặc biết là cho hào 3 dương ở trên nó, cho nên ví nó như bộ râu trang sức cho cái cằm (hào 3). Nó phải phụ vào hào 3 mà hành động. Hào 3 có tốt thì tác động của hào 2 mới tốt, cũng như phải có cài cằm đẹp thì để râu mới thêm đẹp, nếu cằm xấu thì để râu càng thêm khó coi. Nói rộng ra thì bản chất phải tốt, xứng với sự trang sức; chất và văn phải xứng nhau.

3. Cửu Tam (Hào 3 dương):

Lời kinh: 九 三: 賁如濡如, 永貞吉

Dịch âm: Bí như, nhu như,vĩnh trinh cát.

Dịch nghĩa: Trang sức mà đằm thắm, hễ giữ vững chính đạo thì tốt.

Giảng nghĩa: Hào này dương cương, đắc chính, lại ở trên cùng nội quái ly, có cái nghĩa rất văn minh; tượng trưng người có tài trang sức cho hai hào âm ở trên và dưới nó, tính rất đằm thắm với hai hào âm (có người dịch "nhu như" là trang sức một cách nhuần nhã, thấm nhuần). Vì vậy mà nên coi chừng, đừng say mê vì tư tình, mà phải bền giữ chính đạo thì mới tốt, không bị người xâm lấn (mạc chi lăng dã: Tiểu tượng truyện).

4. Lục Tứ (Hào 4 âm):

Lời kinh: 六 四: 賁如皤如, 白馬翰如, 匪寇, 婚媾.

Dịch âm: Bí như, bà (có người đọc là ba) như, bạch mã hàn như, phỉ khấu, hôn cấu.

Dịch nghĩa: Muốn trang sức cho nhau (nhưng không được) nên chỉ thấy trắng toát. Hào 4 như cưỡi ngựa trắng mà chạy như bay (đuổi kịp hào 1), rốt cuộc cưới nhau được vì kẻ gián cách hai bên (hào 3) không phải kẻ cướp (người xấu).

Giảng nghĩa: Hào 4 âm nhu, ứng với hào 1 dương cương, cả hai đều đắc chính ,tình ý hợp nhau, muốn trang sức cho nhau, nhưng bị hào 3 ở giữa ngăn cách, nên không trang sức cho nhau được, chỉ thấy trắng toát (trắng nghĩa là không có màu, không trang sức). Mặc dầu bị 3 cản trở, 4 vẫn cố đuổi theo 1, rốt cuộc 3 vốn cương chính, không phải là xấu, không muốn làm hại 4 và 1, cặp này kết hôn với nhau được.

5. Lục Ngũ (Hào 5 âm):

Lời kinh: 六 五: 賁于丘園, 束帛戔戔, 吝, 終吉.

Dịch âm: Bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận, chung cát.

Dịch nghĩa: Trang sức ở gò vườn, mà dùng tấm lụa nhỏ, mỏng, tuy là bủn xỉn, đáng chê cười đấy, nhưng rốt cuộc được tốt lành.

Giảng nghĩa: Hào 5, âm nhu, đắc trung, làm chủ quẻ Bí; vì là âm nhu nên có tính quá tằn tiện, lo trang sức cái gì hữu dụng như vườn tược thôi, mà lại chỉ dùng tấm lụa nhỏ, mỏng cho đỡ tốn, cho nên bị cười chê, nhưng như vậy còn hơn là xa hoa, mà biết trọng cái gốc là sự chất phác, cho nên cuối cùng vẫn được tốt lành, có hạnh phúc cho dân (hữu hỉ dã: lời Tiểu tượng truyện.)

6. Thượng Cửu (Hào 6 dương):

Lời kinh: 上 九: 白賁, 无咎.

Dịch âm: Bạch bí, vô Cửu.

Dịch nghĩa: Lấy sự tố phác, như màu trắng (không màu mè gì cả) làm trang sức, không có lỗi.

Giảng nghĩa: Hào này là thời cuối cùng của quẻ Bí, trang sức, màu mè đã cùng cực rồi; mà vật cực tắc phản, người ta lại trở lại sự chất phác, nên không có lỗi gì cả. Trong văn học sử, chúng ta thấy sau những thời duy mĩ quá mức, người ta lại "phục cổ", trở lại lối văn bình dị, tự nhiên thời xưa.

2. Quẻ Sơn Hỏa Bí trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ

Ý nghĩa quẻ Bí

Trong chiêm bốc, dự trắc có nghĩa là:

  • Bí là sức, trang sức, làm đẹp. - Bí là hình thức, dáng vẻ bên ngoài (Tượng của hai quẻ Ly: đại Ly ở trên và Ly ở dưới là ánh sáng rực rỡ màu mè)
  • Bí là sự cầu hôn (nghĩa gốc của quẻ Bí) tượng của trao nhẫn cưới (Quẻ Ly ở dưới là
  • Bí là quần áo, son phấn (thường là y phục phụ nữ, Ly là tượng thỏi son).

Triệu và điềm của quẻ Bí

Quẻ Bí có triệu Hỷ Khí Doanh Môn - Vạn sự như ý. Có bài thơ như sau:

Gieo được quẻ tốt, cát thần phù,
Phùng hung hóa cát, vạn sự hay.
Hôn nhân, góp vốn, dần dần thuận,
Kinh doanh tài lộc, ngày một tăng.

Tích xưa: Ngày xưa, Nam Dung học trò đạo Khổng đã từng gieo được quẻ này. Quả nhiên, Nam Dung nhiều lần hành lễ, được thánh nhân phù giúp, sau đó lấy vợ hiền. Đúng là ứng với quẻ "Hỷ khí doanh môn", thật là "Vạn sự như ý".

Lời bàn quẻ: Người gặp việc vui thì tinh thần phấn chấn. Trang trí là để tạo ra và gìn giữ không khí vui vẻ, phấn chấn được lâu dài. Không khí vui vẻ, dáng vẻ phấn chấn chỉ là bề ngoài nhưng phải có khí chất của thánh đức, làm việc thiện, việc nhân đức thì mới lâu dài được.

Lời đoán quẻ: Xuất hành cát tường, vạn sự hanh thông, của mất tìm thấy.

Dụng thần quẻ Bí

Quẻ Bí, so với Cấn, quẻ thiếu hai thân là Phụ Mẫu và Tử Tôn (một Hỏa, Một Kim), đây chính là hai Phục Thần của Bí.
Xét hào nhị Kỷ Sửu Huynh Đệ Thổ là Phi Thần, Phục Thần tương ứng là Bính Ngọ phụ Mẫu Hỏa. Ở đây Phục Hỏa sinh Phi Thổ, gọi là "phục khí sinh phi" thành ra có tiết khí, hao sức.
Xét hào tam: Phục Thần là Tử Tôn kim, Phi Thần là Kỷ Hợi Thê Tài Thủy, do đó Phục sinh Phi (Kim sinh Thủy), cũng là tiết khí, hao sức.