QUẺ SỐ 19: ĐỊA TRẠCH LÂM - PHÁT CHÁNH THI NHÂN

1. Quẻ Địa Trạch Lâm trong Kinh Dịch

Tổng quan quẻ Địa Trạch Lâm

Quẻ Địa Trạch Lâm

Quẻ Địa Trạch Lâm hay được gọi là Quẻ Lâm, là quẻ số 19 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Bình Hòa.

Ngoại quái: ☷ Khôn (坤) - Địa (地) tức Đất - Ngũ hành Thổ.

Nội quái: ☱ Đoài (兌) - Trạch (澤) tức Đầm - Ngũ hành Kim.

Thuộc nhóm tượng quái Khôn, Ngũ hành Thổ.

Hai hào dương ở dưới nương tựa vào nhau nên có thể làm được việc lớn, sắp tới lúc toàn cát. Quẻ Lâm tuy chưa tốt bằng quẻ Thái nhưng cũng gần đạt được những điểm tốt của quẻ Thái.
Quẻ Lâm báo hiệu thời điểm thành công sắp tới, nên củng cố nội bộ và không ngừng phát triển ra bên ngoài. Hai hào dương sát nhau có thể xua đuổi được những quần âm giúp đại sự hoàn thành nhanh chóng, triệt để.

Thoán từ:

Lời kinh: 臨元亨利貞, 至于八月有凶

Dịch âm: Lâm nguyên hanh lợi trinh, chí vu bát nguyệt hữu

Dịch nghĩa: (dương) lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.

Lâm: Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc cho dân vô bờ bến.
Tự quái truyện giảng: Cổ là công việc, có công việc rồi mới làm lớn được; cho nên sau quẻ Cổ tới quẻ Lâm. Lâm có nghĩa là lớn.
Nhưng Lâm còn có nghĩa nữa là tới (như lâm chung là tới lúc cuối cùng, tới lúc chết; hoặc lâm hạ: người trên tới người dưới).

Tượng quẻ:

Trạch thượng hữu địa (Trên đầm có đất)

Ngoại quái Khôn, nội quái Đoài, hào quẻ chuyển từ Âm sang Dương đây là bước tiến gần đến thịnh lớn.

Mới đầu là quẻ Khôn, 5 hào âm. Một hào dương tới thay hào 1 âm ở dưới, rồi một hào dương nữa tới thay hào 2 âm, thành ra quẻ Lâm . Thế là dương cung lớn dần, tới ngày thịnh lớn, nên gọi là Lâm.
Một cách giảng nữa: trên chằm (đoài) có đất, tức là đất tới sát nước, nên gọi là Lâm (tới gần).
Theo cách giảng thứ nhất, dương cương lớn lần mà âm nhu tiêu lần, thế là đạo gần tới lúc thông, cho nên bảo là rất hanh thông.
Xét theo hào thì hào 2 cương trung, ứng với hào 5, nhu trung, nhân sự có phần vui vẻ, cũng hanh thông nữa (Thoán truyện).
Trong cảnh hanh thông, đừng nên phóng túng mà nên giữ vững chính đạo, (lợi trinh): nếu không thì đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ hung.
Có nhiều thuyết giảng hai chữ "bát nguyệt" ở đây chúng tôi không biết tin thuyết nào chỉ xin hiểu đại ý là "sau này sẽ hung"; mà không chép những thuyết đó.
Đại tượng truyện bàn thêm: đất tới sát chằm, có cái tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân không bao giờ thôi, bao dung, giữ gìn dân không có giới hạn (vô cương).

Các hào trong quẻ:

1. Sơ Cửu (Hào 1 dương):

Lời kinh: 初 九: 咸臨, 貞吉.

Dịch âm: Hàm lâm, trinh cát.

Dịch nghĩa: Cùng tới, giữ chính đạo thì tốt.

Giảng nghĩa: Trong quẻ này chỉ có hai hào dương tới lấn bốn hào âm, cho nên hai hào dương phải hợp lực nhau cùng tới, mới chiến thắng được. Hào 1 đắc chính (vì là dương mà ở vị dương lẻ) cho nên khuyên nên giữ chính đạo của mình.
Chu Hi, theo Trình Di cho chữ "hàm" ở đây có nghĩa là cảm, hào 1 dương ứng hợp với hào 4 âm, như vậy là vì cảm ứng với hào 4 mà tới.

2. Cửu Nhị (Hào 2 dương):

Lời kinh: 九 二: 咸臨, 吉, 无不利.

Dịch âm: Hàm lâm, cát, vô bất lợi.

Dịch nghĩa: Cùng tới, tốt, không gì là không lợi.

Giảng nghĩa: Nghĩa cũng như hào 1. Hào 2, dương cương đắc trung, gặp lúc dương đương lên, cho nên hiện tại tốt lành mà tương lai cũng thuận lợi.
Tiểu tượng truyện thêm 4 chữ: vị thuận mệnh dã (chưa thuận mệnh vậy). Trình Di giảng là hào 2, dương trung, cảm ứng với hào 5 âm trung , hai hào đó cảm ứng với nhau không phải vì theo mệnh của người trên, cho nên tốt, không gì là không lợi. Chu Hi không chấp nhận lời giảng đó, bảo: "chưa rõ ý nghĩa ra sao"
Phan Bội Châu giảng: hào 1 và 2 phải cùng tới thì mới tốt, phải lấy sức người giúp mệnh trời, chứ không ngồi yên mà chờ mệnh trời.

3. Lục Tam (Hào 3 âm):

Lời kinh: 六 三: 甘臨, 无攸利; 既憂之, 无咎.

Dịch âm: Cam lâm, vô du lợi; Kí ưu chi, cô cửu.

Dịch nghĩa: Ngọt ngào (a dua) mà tới (để dụ dỗ hào 2) thì không có lợi đâu; nhưng đã biết lo sửa tính thì không có lỗi nữa.

Giảng nghĩa: Hào này âm nhu, bất trung, bất chính nên ví với bọn tiểu nhân, dùng lời ngọt ngào mà dụ dỗ hào 2.

4. Lục Tứ (Hào 4 âm):

Lời kinh: 六 四: 至臨, 无咎.

Dịch âm: Chi lâm, vô Cửu.

Dịch nghĩa: Hết lòng thành thực tới với hào 1, không có lỗi.

Giảng nghĩa: Hào này cũng là âm nhu, nhưng đắc chính (âm ở vị âm), có lòng thành thực, lại ứng với hào 1 là người có tài, chính đáng (hào 1 cũng đắc chính), nên không có lỗi gì cả.

5. Lục Ngũ (Hào 5 âm):

Lời kinh: 六 五: 知臨, 大君之宜, 吉.

Dịch âm: Trí lâm, đại quân chi nghi, cát.

Dịch nghĩa: Dùng đức sáng suốt mà tới, đúng là tư cách một vị nguyên thủ, tốt.

Giảng nghĩa: Hào âm này ở vị chí tôn, có đức trung, ứng hợp với hào 2, dương , có thể ví với một vị nguyên thủ tuy ít tài (âm) nhưng sáng suốt, biết người nào có tài (hào 2), tín nhiệm, ủy thác việc nước cho người đó, như vậy kết quả chắc tốt.

6. Thượng Lục (Hào 6 âm):

Lời kinh: 上 六: 敦臨, 吉, 无咎.

Dịch âm: Đôn lâm, cát, vô Cửu.

Dịch nghĩa: Lấy lòng đôn hậu mà tới (với đời), tốt, không có lỗi.

Giảng nghĩa: Hào này là âm, ở cuối cùng ngoại quái Khôn, là có đức rất nhu thuận, ở thời Lâm, tức thời của dương, của quân tử đương tiến, nó hướng về hai hào dương ở dưới cùng (mặc dầu không hào nào trong 2 hào đó ứng với nó) mà dắt mấy hào âm kia theo hai hào dương đó, cho nên khen nó là đôn hậu, tốt, không có lỗi.

2. Quẻ Địa Trạch Lâm trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ

Ý nghĩa quẻ Lâm

Trong chiêm bốc, dự trắc Lâm có nghĩa là:

  • Tới, tiến sát tới nơi, xu hướng tiến tới.
  • Lớn, lớn lên, phát triển (nhưng sự phát triển chậm chạp,
  • Vỗ về, an ủi (miệng nói Đoài là miệng: là chính, giúp ít). nói tốt, có duyên
  • Sự xem xét, nhìn ngó (quẻ Lâm là quan sát tò mò, soi mói, là người trên,, ở địa
  • Sự hanh thông hữu hạn, chỉ tốt trong vòng 8 tháng, nếu để kéo dài dây dưa quá 8 tháng thì biến cát thành hung (Ví dụ: xin việc nếu đã đưa hồ sơ được 6 tháng rồi thì trong vòng hai tháng tới không xong thì hỏng hẳn).
  • Lâm nạn, lâm chung (chết). Vì Lâm cũng là sự bắt đầu sinh trưởng của một quá trình khác, quá trình âm: Bĩ - Tấn - Độn - Lâm - Thái - Nhu (xem đồ hình ở bên)
  • Tế lễ, cử hành tế lễ.

Triệu và điềm của quẻ Lâm

Quẻ Lâm có triệu Phát Chánh Thi Nhân - Thời vận hanh thông. Có bài thơ như sau:

Phát chính thi nhân, vận hanh thông,
Cầu tài cầu lộc, ý sự thông.
Giao dịch hôn nhân, đều thuận lợi,
Người đi của mất, tất quay về.

Tích xưa: Ngày xưa, Cao Hoài Đức hàn vi, mẹ con phải đi ăn xin qua ngày đã gieo được quẻ này. Sau này, quả nhiên Hoài Đức gặp được Triệu Khuông, vào vương phủ nhận bà con, cùng hưởng phú quý. Đúng là ứng với quẻ "Phát chính thi nhân", thật là "Thời vận hanh thông".

Lời bàn quẻ: Thi hành nhân đức, được cả thiên hạ, giúp đỡ mọi người vạn sự hanh thông.

Lời đoán quẻ: Cãi cọ mất hết, bệnh tật tiêu tan, cầu danh như ý, cầu lộc phát tài, gia cảnh an khang.

Dụng thần quẻ Lâm

Quẻ Lâm có đủ Lục thân nên không có Phi Thần và Phục Thần.