QUẺ SỐ 46: ĐỊA PHONG THĂNG - CHỈ NHẬT CAO THĂNG

1. Quẻ Địa Phong Thăng trong Kinh Dịch

Tổng quan quẻ Địa Phong Thăng

Quẻ Địa Phong Thăng

Quẻ Địa Phong Thăng hay được gọi là Quẻ Thăng, là quẻ số 46 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Cát.

Ngoại quái: ☷ Khôn (坤) - Địa (地) tức Đất - Ngũ hành Thổ.

Nội quái: ☴ Tốn (巽) - Phong (風) tức Gió - Ngũ hành Mộc.

Thuộc nhóm tượng quái Chấn, Ngũ hành Mộc.

Quẻ Thăng thể hiện cơ hội thuận tiện cho công danh sự nghiệp thăng tiến. Muốn vươn lên địa vị cao hơn thì cần đức tính khiêm, nhún nhường, thiện cảm của nội quái Tốn và liên tục bồi dưỡng tự lực và biết cách lấy lòng đối thủ.

Thoán từ:

Lời kinh: 升元亨, 用見大人, 勿恤, 南正吉.

Dịch âm: Thăng nguyên hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất, nam chinh cát.

Dịch nghĩa: Lên: rất hanh thông, phải dùng người có tài đức (đại nhân), không có gì là lo ngại, cứ tiến về phía trước thì tốt.

Thăng: Tiến dã. Tiến thủ. Thăng tiến, trực chỉ, tiến mau, bay lên, vọt tới trước, bay lên không trung, thăng chức, thăng hà. Phù giao trực thượng chi tượng: chà đạp để ngoi lên trên.
Nhóm họp lại thì tất nhiên chồng chất mãi lên, cho nên sau quẻ tụy đến quẻ Thăng (lên).

Tượng quẻ:

Đại trung sinh mộc (Trong đất sinh ra cây)

Ngoại quái Khôn, nội quái Tốn tức là cây đang lên lên dần dần từ trong lòng đất. Ngoại quái Khôn đức thuận, nội quái đức khiêm là người khác thuận theo mình nên giúp mình tiến lên.

Tốn là gió mà cũng là cây. Ở đây hiểu là cây. Cây mọc ở dưới đất, mỗi ngày mỗi đâm lên cao, cho nên gọi là quẻ Thăng.
Cũng có thể hiểu: Khốn vôn là âm nhu mà tiến lên ngoại quái là vì thời tiến lên thì nên như vậy chứ bình thường thì dương mới thăng mà âm thì giáng. Tốn có tính nhún, khôn có tính thuận; lại thêm hào 5 âm có đức nhu và trung, ứng với hào 2 có đức dương cương, cho nên rất hanh thông. Phải dùng người có tài đức (hào 2) thì mới không có gì lo ngại. "Nam chinh" là tiến về phía trước mặt, chứ không có nghĩa là tiến về phía Nam.
Đại Tượng truyện khuyên xem quẻ này nên thuận đạo mà sửa đức, mỗi ngày một chút, lần lần sẽ rất cao (tích tiểu dĩ cao đại).

Các hào trong quẻ:

1. Sơ Lục (Hào 1 âm):

Lời kinh: 初 六: 允升, 大吉

Dịch âm: Doãn thăng, đại cát.

Dịch nghĩa: Có lòng tin mà tiến lên, rất tốt.

Giảng nghĩa: Hào này âm nhu, ở dưới cùng, làm chủ nội quái Tốn, là có đức khiêm tốn, nhu thuận, theo sau hai hào dương (2 và 3) mà nhờ 2 hào đó dắt lên, rất tốt. "Doãn" nghĩa là tin, 1 tin 2 và 3, mà 2 và 3 cũng tin 1. Tiểu tượng truyện gọi như vậy là hợp chí nhau.

2. Cửu Nhị (Hào 2 dương):

Lời kinh: 九 二: 孚, 乃利用禴, 无咎.

Dịch âm: Phu, nãi lợi dụng thược, vô Cửu.

Dịch nghĩa: Tin nhau có lòng chí thành thì dùng lễ nhỏ cũng được, không có lỗi.

Giảng nghĩa: Hào 2, này dương cương mà ở dưới, hào 5 âm nhu mà ở vị cao, hai bên khác nhau như vậy mà ứng với nhau là rất tin nhau bằng lòng chí thành, hợp tác với nhau làm nên sự nghiệp ở thời "Thăng". Đã có lòng chí thành thì lễ vật rất đơn sơ cũng được, không có lỗi.

3. Cửu Tam (Hào 3 dương):

Lời kinh: 九 三: 升, 虛邑.

Dịch âm: Thăng, như ấp.

Dịch nghĩa: Lên dễ dàng như vào cái ấp không người .

Giảng nghĩa: Hào này đắc chính, có tài, ở trên cùng nội quái là Tốn, có đức thuận theo ba hào âm ở trên, được 3 hào dắt lên một một cách dễ dàng, như vào một cái ấp không có ai ngăn cản, không có gì ngại cả.

4. Lục Tứ (Hào 4 âm):

Lời kinh: 六 四: 王用亨于岐山, 吉, 无咎.

Dịch âm: Vương dụng hanh vu Kì sơn, cát, vô Cửu.

Dịch nghĩa: Vua Văn Vương dùng đạo mà hanh thịnh ở núi Kì sơn, tốt, không có lỗi.

Giảng nghĩa: Hào này nhu thuận, đắc chính, ở ngay dưới hào 5, như vua một nước chư hầu, giúp thiên tử, dắt các người hiền cùng tiến lên; đó là trường hợp vua Văn Vương, một chư hầu dưới thời nhà Ân, lập nên sự nghiệp ở Kì Sơn.

5. Lục Ngũ (Hào 5 âm):

Lời kinh: 六五, 貞吉, 升階.

Dịch âm: Trinh cát, thăng giai.

Dịch nghĩa: Giữ được đạo chính thì tốt, dễ dàng lên thềm.

Giảng nghĩa: Hào này tuy âm nhu nhưng đắc trung, ở dưới có hào 2 là hiền thần giúp, nên dễ dàng đắc chí, lên thềm cao một cách dễ dàng (lập được sự nghiệp)

6. Thượng Lục (Hào 6 âm):

Lời kinh: 上 六: 冥升, 利于不息之貞.

Dịch âm: Minh thăng, lợi vu vật tức chi trinh.

Dịch nghĩa: Hôn ám cứ muốn lên hoài, nếu sửa đức cho hợp đạo chính, không bao giờ nghỉ thì có lợi.

Giảng nghĩa: Hào này âm nhu, hôn ám, ở dưới thời "thăng", đã lên đến cùng cực rồi mà còn muốn lên nữa; nếu đổi lòng ham lên đó thành lòng tự cường , sửa đức cho hợp đạo chính, không bao giờ nghỉ, thì lại tốt.

2. Quẻ Địa Phong Thăng trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ

Ý nghĩa quẻ Thăng

Trong chiêm bốc, dự trắc Thăng có nghĩa là:

  • Tiến lên, thăng lên (bay lên), lớn lên, ở phía trước, trên cao, tương lai. Vì vậy thời của quẻ Thăng là tiến lên phía trước thì tốt, đúng thời (nếu ai hỏi có nên tiến hành hay không nên: tiến đi).
  • Thất thoát, hao hụt, thăng hoa, là giảm đi. (Ví dụ: cho vay, muốn đòi thì sẽ đòi được nhưng chưa lấy được ngay và sẽ không được trọn vẹn, bị hao hụt. Giao dịch đất cát: sẽ được nhưng hao tổn).
  • Mất, mất mát, bay đi mất, không còn nữa, chết, thăng thiên (về suối vàng), thoát lạc. (Nếu hỏi về bệnh là linh hồn bay mất).

Triệu và điềm của quẻ Thăng

Quẻ Thăng có triệu Chỉ Nhật Cao Thăng - Phát tài phát lộc. Có bài thơ như sau:

Đợi ngày lên chức, nhờ vận lên,
Người đi, của mất, cũng trở về.
Cầu danh cầu lợi đều thuận lợi,
Bệnh tật tiêu tan, cãi cọ ngừng.

Tích xưa: Ngày xưa, Khấu Chuẩn làm huyện lệnh, phụng chiếu vào kinh đã gieo được quẻ này. Quả nhiên khi vào đến kinh, vì việc của hai họ Phan Dương, Khấu Chuẩn được thăng lên chức sử bộ thiên quan. Đúng là ứng với quẻ "Đợi ngày lên chức", thật là "Phát tài phát lộc".

Lời bàn quẻ: Có người năng đỡ, có dịp trổ tài sẽ thăng quan tiến chức chỉ là vấn đề thời gian.

Lời đoán quẻ: Cầu tài thành công, mưu sự tất thành, của mất lại về, gia đình phấn khởi, chức vụ lên cao.

Dụng thần quẻ Thăng

Quẻ Thăng thiếu Tử Tôn: Canh Ngọ Hỏa và Huynh Đệ Canh Dần Mộc. Đây chính là hai Phục Thần của Thăng, tương ứng với chúng là hai Phi Thần: Quý Sửu Thê Tài Thổ và Tân Hợi Phụ Mẫu Thủy.
Trường hợp ở nhị hào, Phi Sinh Phục (Thủy sinh Mộc), Mộc trường sinh tại Hợi, do đó sự sinh này càng mạnh, càng gia tăng, gọi là Phi sinh Phục được trường sinh, và đương nhiên Phục Thần xuất hiện rất thuận tiện.
Trường hợp thứ hai ở hào tứ, Phục Thần Canh Ngọ Hỏa sinh Phi Thần Quý Sửu Thê Tài Thổ, đây gọi là "Phục khu sinh Phi vi tiết khí", điều đó có nghĩa là Phục phải tiết khí, phải suy tổn để sinh Phi. Nếu hào lâm Nhật Thần (ngày dự báo), Tuế Quân (năm dự báo) và Nguyệt kiến (tháng dự báo) có ngũ hành sinh, hoặc có hào động sinh thì được xuất hiện, không nhũng thế còn làm đà cho Phi Thần mạnh lên. Song nếu hào Phi Thần lâm không vong thì coi như bị hẫng hụt.