KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 85 - TRẠCH THỦY KHỐN ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Trạch Thủy Khốn trong Kinh Dịch

Trạch Thủy Khốn: Nguy dã. Nguy lo. Cùng quẫn, bị người làm ác, lo lắng, cùng khổ, mệt mỏi, nguy cấp, lo hiểm nạn. Thủ kỷ đãi thời chi tượng: tượng giữ mình đợi thời.
Lên cao mãi thì có lúc sẽ té mà khốn, cho nên sau quẻ Thăng tới quẻ Khốn.

Quẻ Khốn ngoại quái hào âm đè lên hào dương, nội quái hào dương bị hào âm vây quanh nên gặp nguy khốn âu cũng là lẽ thường. Người gặp cảnh khốn vẫn có thể điềm tĩnh, vui vẻ, không oán thán mà thay vào đó là tự trau dồi đức hạnh của mình.

Hình ảnh quẻ Trạch Thủy Khốn

Thoán từ: Khốn, hanh trinh, đại nhân cát, vô cữu, hữu ngôn bất

Khốn: Hanh thông. Chính đính như bậc đại nhân (có đức) thì tốt, không lỗi. Dù nói gì cũng không bày tỏ được lòng mình (không ai nghe mình)

Tượng quẻ: Ngoại quái Đoài, nội quái Khảm nghĩa là nước ở đầm chảy xuống sông sâu nên cạn đi, do vậy mới khốn.

Quẻ Khảm là dương ở cuối, quẻ đoài là âm ở trên , dương cương (quân tử) bị âm nhu (tiểu nhân) che lấp, cho nên gọi là Khốn.
Lại thêm: nội quái một hào dương bị kẹt giữa hai hào âm; ngoại quái hai hào dương ở dưới một hào âm, cùng là cái tượng quân tử bị tiểu nhân làm khốn.
Một cách giảng nữa: Chằm (Đoài) ở trên mà Khảm (nước) ở dưới, nước trong chằm chảy xuống dưới, tiết mất hết, chằm sẽ khô, thành ra cái tượng Khốn.
Tuy nhiên, Khảm là hiểm, đoài là hoà duyệt, vậy tuy gặp hiểm mà vẫn vui vẻ hanh thông. Hanh thông chỉ là đối với bậc đại nhân, có đức cương, trung, giữ đạo chính thôi; vì hạng người đó càng gặp cảnh khốn, tài càng được luyện; đức càng được trau, chí càng vững dù có phải hy sinh tính mệnh để thỏa chí nguyện cũng không ngại, thân tuy khốn mà vẫn vui vẻ, đạo của họ vẫn hanh thông, cho nên Hào từ cho là tốt, không có lỗi.
Ở vào thời Khốn, chỉ có cường quyền, không có công lý, nên đừng nói gì cả, càng nói chỉ càng thêm vạ miệng, không biện bạch được gì đâu. Đây là lời khuyên chung, còn bậc quân tử có thể "sát thân dĩ thành nhân" thì lại khác.

2. Quẻ Trạch Thủy Khốn động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

傾一 次
展愁眉
天地合
好思為.

Dịch âm:

Khuynh nhất thứ
Triển sầu mi
Thiên địa hợp
Hảo tư vi.

Dịch nghĩa:

Một lần gãy đổ
Phát sinh chuyện buồn
Ráng mà thuận thảo
Cuộc sống mới an.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Đồn khốn vu chu mộc, nhập vu u cốc, tam tuế bất độc." (Mông bị gậy quất, bị nhốt vào ngục tối, ba năm thì được thả ra.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, đây là quẻ trước lo rầu, sau vui vẻ. Người được quẻ này hãy suy nghĩ cẩn thận mà làm, tự nhiên sẽ có quý nhân tới giúp, không có gì đang lo buồn nữa. Phàm việc gì cũng chớ nên xem trọng quá, mà hãy để cho nó tự nhiên. Quẻ này rất tốt đẹp, cầu được ước thấy. Cầu tài, cầu danh đều sẽ mỹ mãn.
Đây là quẻ nói hoàn cảnh trước lo sau vui, trong khoảng cách cao xa vô cùng vô tận, ta chỉ còn biết cười trong ngấn lệ, để tự liệu tự xếp đặt lấy việc mình. Nhưng một khi trời đất đã giao hòa, cơ thái đã trở lại thì đó là cái thời của mình đã đến, lúc mà ta có thể thực hiện được hoài bão của ta hằng ấp ủ.
Bói được quẻ này cứ việc suy nghĩ cẩn thận mà làm, tự nhiên có thần lực tự nhiên tới giúp ta, không có gì đáng lo buồn nữa.
Quẻ thơ khuyên hãy rót ly rượu để rửa hận sầu, tức là ngày nay có rượu ngày nay say, mặc kệ ngày may chuyện vui sầu. Nghĩa là dạy người phàm việc chớ nên xem trọng quá hãy cho nó tự nhiên phần nào. Còn hai câu sau ý nói chờ khi thời vận đến thì rất dễ dàng thành đạt những việc cầu mưu.
Vậy việc cầu xin của bạn, chẳng có gì đáng lo hãy yên tâm cố gắng cầu tiến, ắt có một tương lai sáng lạng đấy.
Quẻ dạy: Rất tốt đẹp. Cầu được ước thấy. Sự sự thông hạnh. Cầu tài, cầu danh viên quả. Đánh số hạp.

Con số linh ứng: 5, 8, 50, 55, 58, 80, 85, 88.