KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 94 - TRẠCH SƠN HÀM ĐỘNG HÀO TỨ
1. Quẻ Trạch Sơn Hàm trong Kinh Dịch
Trạch Sơn Hàm: Cảm dã. Thụ cảm. Cảm xúc, thọ nhận, cảm ứng, nghĩ đến, nghe thấy, xúc động. Nam nữ giao cảm chi tượng: tượng nam nữ có tình ý, tình yêu.
Kinh thượng bắt đầu bằng hai quẻ Càn Khôn: trời, đất. Có trời đất rồi mới có vạn vật, có vạn vật rồi mới có nam, nữ; có nam nữ rồi mới thành vợ chồng, có cha con, vua tôi, trên dưới, lễ nghĩa.
Cho nên đầu kinh thượng là Càn, Khôn, nói về vũ trụ; đầu kinh hạ là Hàm, Hằng, nói về nhân sự. Hàm là trai gái cảm nhau. Hằng là vợ chồng ăn ở với nhau được lâu dài.
Quẻ Hàm được ví như đôi trai tài gái sắc hay kẻ sĩ xây nhà vàng chứa ngọc, sắc đẹp giai nhân tô điểm cho đời. Quẻ này chính ứng với nhau, thông cảm cho nhau, hòa duyệt vui vẻ. Nếu ở cương vị là người lãnh đạo muốn sự ủng hộ của người dưới thì dùng lễ độ và lòng cầu hiền thì công danh được lợi.
Hình ảnh quẻ Trạch Sơn Hàm
Thoán từ: Hàm hanh, lợi trinh, thù nữ, cát
Giao cảm thì hanh thông, giữ đạo chính thì lợi, lấy con gái thì tốt.
Tượng quẻ: Ngoại quái Đoài, nội quái Cấn. Đoài chính là nhu, Cấn là cương hai khí âm dương cảm ứng hòa hợp nhau.
Đoài là thiếu nữ ở trên, Cấn là thiếu nam ở dưới. Cảm nhau thân thiết không gì bằng thiếu nam, thiếu nữ. Cảm nhau thì tất hanh thông.
Thiếu nữ ở trên, thiếu nam phải hạ mình xuống cạnh thiếu nữ; hồi mới gặp nhau thì phải vậy; chứ nếu thiếu nữ cầu cạnh thiếu nam thì là bất chính, không tốt. Cho nên thoán từ bảo phải giữ đạo chính mới có lợi. Hai bên giữ đạo chính cả thì cưới vợ chắc tốt lành.
Hàm 咸 khác cảm 感 ở điểm: Cảm có chữ Tâm 心 là lòng, hàm thì không. Hàm là tự nhiên hai bên tương hợp, rồi cảm nhau, không có tư ý, không vì một lẽ nào khác, phải hư tâm (trống rỗng trong lòng) .
Đại tượng truyện khuyên: "dĩ hư tâm thụ nhân". Như trên núi có chỗ trũng xuống (hư) để nước đọng lại mà thành cái chằm.
Hư tâm thì lòng được tĩnh, như cái núi (nội quái là Cấn), mà vui như tính của cái chằm (ngoại quái là Đoài) (chỉ nhi duyệt; lời Thoán truyện); muốn giữ được lòng tĩnh thì phải "khắc kỉ phục lễ" tự chủ được mình mà giữ lễ.
Tóm lại, Thoán từ cho rằng trai gái cảm nhau phải chân thành, tự nhiên, vì nết, vì tài thì mới tốt; mà khi cảm nhau rồi phải tự chủ, giữ lễ, đừng để đến nỗi hóa ra bất chánh.
Coi đạo âm dương giao cảm mà sinh hóa vạn vật, thánh nhân chí thành mà cảm được thiên hạ, thì thấy được chân tình của thiên địa, vạn vật. Đạo cảm nhau quả là quan trọng.
2. Quẻ Trạch Sơn Hàm động hào tứ theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
一人去
一人入
清風明月兩相猜
獲得金鱗下釣台.
Dịch âm:
Nhất nhân khứ
Nhất nhân nhập
Thanh phong minh nguyệt lưỡng tương sai
Hoạch đắc kim lân hạ điếu đài.
Dịch nghĩa:
Một kẻ đi ra
Một kẻ vào
Gió mát trăng sáng cũng đáng ngờ
Câu được cá vàng dưới chòi câu.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Trinh cát. Hối vong. Đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư." (Hào này cát tường. Xui xẻo đã qua. Hai mắt liếc nhau, cùng một lòng yêu quý.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về có sự tranh chấp, chống đối nhau, không thể dung nhau. Trong trường hợp này nên công thành thì thân thoái. Người được quẻ này chơ nên tham làm quá khi mình mưu đồ việc gì. Một khi việc đã thấy xong, danh đã thấy rồi thì nên ngừng ngay, để giữ mình là hơn. Cầu tài, cầu danh đều đắc cát lợi, nhưng không lớn.
Quẻ này chủ trương đạo của đứa tiểu nhân tiêu (kém) mà đạo của người quân tử trưởng (hay). Cho nên một người ra, một người vào, tương phản nhau, chống đối nhau, không thể dung nhau được. Trong trường hợp này, nếu khi ta bắt được một con lân vàng rồi thì nên rút lui ngay, tức gọi là công thành thì thân thoái đó.
Người xin được quẻ này, chớ nên tham lam luyến tiếc nhiều khi mình mưu đồ việc gì. Khi việc đã thấy xong, danh đã thấy thành rồi thì nên ngừng, nên nghĩ chớ tham, cần phải có một nền minh triết để giữ mình là hơn.
Thời vận hiện nay của người, không tốt không xấu mà trong cảnh bình thường thôi và theo ý quẻ cho biết, tuy vậy vẫn còn có lúc may mắn, nhưng khi gặp may thì chớ có ham hố lắm tức là quẻ mách bạn phải làm đến mức vừa mà đừng quá sức thì có hại vậy.
Quẻ dạy: Có gặp may. Nhưng chớ tham lam. Cầu tài, cầu danh lợi chậm và bình thường. Đánh số không hạp lắm. Biểu tượng: cá.
Con số linh ứng: 4, 9, 40, 44, 49, 90, 94, 99.