KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 93 - TRẠCH SƠN HÀM ĐỘNG HÀO TAM

1. Quẻ Trạch Sơn Hàm trong Kinh Dịch

Trạch Sơn Hàm: Cảm dã. Thụ cảm. Cảm xúc, thọ nhận, cảm ứng, nghĩ đến, nghe thấy, xúc động. Nam nữ giao cảm chi tượng: tượng nam nữ có tình ý, tình yêu.
Kinh thượng bắt đầu bằng hai quẻ Càn Khôn: trời, đất. Có trời đất rồi mới có vạn vật, có vạn vật rồi mới có nam, nữ; có nam nữ rồi mới thành vợ chồng, có cha con, vua tôi, trên dưới, lễ nghĩa.
Cho nên đầu kinh thượng là Càn, Khôn, nói về vũ trụ; đầu kinh hạ là Hàm, Hằng, nói về nhân sự. Hàm là trai gái cảm nhau. Hằng là vợ chồng ăn ở với nhau được lâu dài.

Quẻ Hàm được ví như đôi trai tài gái sắc hay kẻ sĩ xây nhà vàng chứa ngọc, sắc đẹp giai nhân tô điểm cho đời. Quẻ này chính ứng với nhau, thông cảm cho nhau, hòa duyệt vui vẻ. Nếu ở cương vị là người lãnh đạo muốn sự ủng hộ của người dưới thì dùng lễ độ và lòng cầu hiền thì công danh được lợi.

Hình ảnh quẻ Trạch Sơn Hàm

Thoán từ: Hàm hanh, lợi trinh, thù nữ, cát

Giao cảm thì hanh thông, giữ đạo chính thì lợi, lấy con gái thì tốt.

Tượng quẻ: Ngoại quái Đoài, nội quái Cấn. Đoài chính là nhu, Cấn là cương hai khí âm dương cảm ứng hòa hợp nhau.

Đoài là thiếu nữ ở trên, Cấn là thiếu nam ở dưới. Cảm nhau thân thiết không gì bằng thiếu nam, thiếu nữ. Cảm nhau thì tất hanh thông.
Thiếu nữ ở trên, thiếu nam phải hạ mình xuống cạnh thiếu nữ; hồi mới gặp nhau thì phải vậy; chứ nếu thiếu nữ cầu cạnh thiếu nam thì là bất chính, không tốt. Cho nên thoán từ bảo phải giữ đạo chính mới có lợi. Hai bên giữ đạo chính cả thì cưới vợ chắc tốt lành.
Hàm 咸 khác cảm 感 ở điểm: Cảm có chữ Tâm 心 là lòng, hàm thì không. Hàm là tự nhiên hai bên tương hợp, rồi cảm nhau, không có tư ý, không vì một lẽ nào khác, phải hư tâm (trống rỗng trong lòng) .
Đại tượng truyện khuyên: "dĩ hư tâm thụ nhân". Như trên núi có chỗ trũng xuống (hư) để nước đọng lại mà thành cái chằm.
Hư tâm thì lòng được tĩnh, như cái núi (nội quái là Cấn), mà vui như tính của cái chằm (ngoại quái là Đoài) (chỉ nhi duyệt; lời Thoán truyện); muốn giữ được lòng tĩnh thì phải "khắc kỉ phục lễ" tự chủ được mình mà giữ lễ.
Tóm lại, Thoán từ cho rằng trai gái cảm nhau phải chân thành, tự nhiên, vì nết, vì tài thì mới tốt; mà khi cảm nhau rồi phải tự chủ, giữ lễ, đừng để đến nỗi hóa ra bất chánh.
Coi đạo âm dương giao cảm mà sinh hóa vạn vật, thánh nhân chí thành mà cảm được thiên hạ, thì thấy được chân tình của thiên địa, vạn vật. Đạo cảm nhau quả là quan trọng.

2. Quẻ Trạch Sơn Hàm động hào tam theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

擬欲遷而未可遷
提防喜處惹勾連
前途若得陰人引
變化魚龍出大淵.

Dịch âm:

Nghĩ dục thiên nhi vị khả thiên
Đề phòng hỉ xứ nhạ câu liên
Tiền đồ nhược đắc âm nhân dẫn
Biến hoá ngư long xuất đại uyên.

Dịch nghĩa:

Ý muồn dời mà chưa kịp dời
Đề phòng mưu hại ở nơi nơi
Tiền đồ nếu được người trên giúp
Cá rồng biến hóa bay lên khỏi vực sâu.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Hàm kỳ cổ, chấp kỳ tùy. Vãng lận" (Chạm vào đùi, sờ vào đầu gối. Sự việc phát triển lên đến chỗ khó khăn.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về mọi việc đều sẽ đổi thay, chuyện đời khó lường, trong cái vui có cái đáng lo. Hãy vì cái lợi lớn mà bỏ cái lợi nhỏ. Cần phải có quý nhân đưa đường, dẫn lối thì mới tốt. Cầu danh, cầu lợi đều cát lợi.
Quẻ này chủ mọi việc đổi thay, tình đời khó lường, trong cái vui cũng có cái đáng lo, đáng sợ. Nhưng nếu có kẻ nhầm giúp ta chỉ vẽ cho ta, thì mới có thể dần dần mà tiến thẳng được, và mới có thể rỡ ràng thân thế được.
Quẻ thơ khuyên rằng: Phàm muốn cầu mưu một việc gì, phải quyết chí một lòng và chớ vì lợi nhỏ mà quên lợi to như câu thơ thứ hai nói: "Chỗ vui chớ quá lại mê lì".
Hơn nữa, bạn nên "nhân hòa" thì mới được người giúp ích công việc sở cầu, được như thế việc mưu chẳng chỉ thành đạt, mà còn thành công một cách phi thường nữa là khác, như hai câu thơ chót nói "Tiền đồ nếu được quý nhân dẫn, biến hóa ngư long kiến nghiệp kỳ" vậy.

Con số linh ứng: .