KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 81 - TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ ĐỘNG HÀO TAM

1. Quẻ Trạch Phong Đại Quá trong Kinh Dịch

Trạch Phong Đại Quá: Họa dã. Cả quá. Cả quá ắt tai họa, quá mực thường, quá nhiều, giàu cương nghị ở trong. Nộn thảo kinh sương chi tượng: tượng cỏ non bị sương tuyết.
Tự quái truyện giảng rất mù mờ, “Di là nuôi, không nuôi thì không thể động (bất dưỡng tức bất động) (?) cho nên sau quẻ Di đến quẻ Đại quá (lớn quá) “Phan Bội Châu giảng: “Có nuôi rồi sau mới có việc lớn quá”
Chúng tôi nghĩ có thể giảng: Có bồi dưỡng tài đức thì sau mới làm được việc lớn quá (rất lớn), phi thường.
Chữ “đại quá” có hai cách hiểu: Phần dương trong quẻ tới 4 (phần âm chỉ có hai) mà dương có nghĩa là lớn (âm là nhỏ); vậy đại quá có nghĩa là phần dương nhiều quá; - nghĩa nữa là (đạo đức công nghiệp) lớn quá.

Quẻ Đại Quá có bốn hào dương bị vây hãm bởi hai hào âm thể hiện ý nghĩa dù có bề thế, to lớn nhưng cái gốc và cái ngọn bị yếu. Quẻ khiêm nhường, hòa duyệt có âm nhu, thiên về mềm mỏng nên đôi khi thiếu nghị lực, dễ bị tiểu nhân gây rối loạn.

Hình ảnh quẻ Trạch Phong Đại Quá

Thoán từ: Đại quá, đống nạo, lợi hữu du vãng, hanh.

(Phần dương ) nhiều quá (phần âm ít quá) như cái cột yếu, cong xuống (chống không nổi). Trên di thì lợi, được hanh thông.

Tượng quẻ: Ngoại quái Đoài, nội quái Tốn có bốn hào Dương, hai hào Âm ở trên cùng và dưới cùng của quẻ. Tượng quẻ được ví giống như cây cột đầu đuôi yếu nên dễ bị đổ. Tuy nhiên quẻ này quân vẫn thịnh còn tiểu nhân yếu.

Nhìn hình của quẻ, bốn hào dương ở giữa, 2 hào âm hai đầu, như cây cột, khúc giữa lớn quá, ngọn và chân nhỏ quá, chống không nổi, phải cong đi.
Tuy vậy, hai hào dương 2 và 5 đều đắc trung, thế là cương mà vẫn trung; lại thêm quẻ Tốn ở dưới có nghĩa là thuận, quẻ Đoài ở trên có nghĩa là hòa, vui, thế là hòa thuận, vui vẻ làm việc, cho nên bảo là tiến đi (hành động) thì được hanh thông.
Đại tượng truyện bàn rộng: Đoài là chằm ở trên, Tốn là cây ở dưới, có nghĩa nước lớn quá, ngập cây. Người quân tử trong quẻ này phải có đức độ, hành vi hơn người, cứ việc gì hợp đạo thì làm, dù một mình đứng riêng, trái với thiên hạ, cũng không sợ (độc lập bất cụ); nếu là việc không hợp đạo thì không thèm làm, dù phải trốn đời, cũng không buồn (độn thế vô muộn).

2. Quẻ Trạch Phong Đại Quá động hào tam theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

一月缺
一鏡缺
不團圓
無可說.

Dịch âm:

Nhất nguyệt khuyết
Nhất kính khuyết
Bất đoàn viên
Vô khả thuyết.

Dịch nghĩa:

Mặt trăng khuyết
Gương chẳng tròn
Đâu toàn vẹn
Không biết nói sao hơn.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Đống nạo. Hung." (Cột chống đỡ bị cong queo.)
Theo ý thơ của Khổng Minh nói, quẻ này chủ về những chuyện chẳng lành, chẳng tốt. Người được quẻ này, nếu hỏi về kiện tụng thì thua kiện, nếu hỏi về tình duyên thì có đổi thay, nếu hỏi về tiền của bị mất thì khó tìm lại, nếu hỏi về việc chwua thành thì đừng nói tới làm gì. Mọi việc nên tạm đình lại, vì thời vận của bạn chưa được hanh thông, còn xấu lắm. Cầu danh, cầu lợi đều dở.
Trăng khuyết, kiếng vỡ, tất cả đều là những chuyện chẳng lành, chẳng đẹp, chẳng nên. Bởi thế người xin được quẻ này, nếu có đi kiện ai, ngược lại mình đâm thua, nếu có tình duyên cưới hỏi thì rồi ngày tháng cũng đổi thay. Nếu tiền của bị mất thì cũng khó tìm về, nếu có việc làm chưa thành thì thôi đừng nói tới chuyện thành.
Khi chẳng may gặp phải quẻ xấu này, thiết tưởng nên tu tâm sửa tính, dốc lòng làm việc lành, lúc đó mới mong làm ăn khá, mưu sự thành công được.
Người cầu xin được quẻ này, nên tạm đình lại tất cả việc mưu cầu phát triển, hãy giữ cách sống theo cũ là tốt hơn. Vì thời vận của người chưa được hanh thông, mà còn xấu lắm.
Như lời thơ của quẻ đã nói rằng: "Trăng khuyết hương bể, chẳng còn gì để nói nữa" mấy lời đó đã đủ cho người rõ rồi. Vậy, người nên chịu đựng nữa, nếu quá vội vã thì hỏng việc, xưa có câu "Chờ đến mây tan sẽ thấy trời đó".
Quẻ dạy: Bế tắc, đổ vỡ. Chờ đợi và ẩn nhẫn là hay. Trăng lu gương vỡ thì còn gì nữa? Tất cả công lao đi đời. Thua keo này bày keo khác, nhưng phải chờ. Cầu danh cầu lợi đều dở. Đánh số chẳng hay.

Con số linh ứng: 1, 8, 10, 11, 80, 81, 88.