KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 64 - TRẠCH LÔI TÙY ĐỘNG HÀO TỨ

1. Quẻ Trạch Lôi Tùy trong Kinh Dịch

Trạch Lôi Tùy: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Dự là vui vẻ, vui vẻ thì có nhiều người theo nên tiếp sau là quẻ Tùy. Tùy là theo.

Quẻ Tùy báo hiệu kết quả sẽ thắng tùy thuộc vào địa vị của Đoài và Chấn. Tùy ở đây không phải tùy theo người khác, hay theo một hệ thống tư tưởng nào. Quẻ Tùy ở đây có nghĩa là tùy thời điểm. Nếu cần cương thì sẽ cương như Chấn còn nếu cần hòa duyệt thì hòa duyệt như Đoài.

Hình ảnh quẻ Trạch Lôi Tùy

Thoán từ: Tuỳ nguyên hanh lợi trinh, vô cữu

Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Đoài, nội quái Chấn có nghĩa là sấm động nên nước ở trong đầm cũng theo đó mà động. Hào Dương của nội quá nhường cho hào âm của ngoại quá lên trên hết. Cho nên chính trong động lại có hòa duyệt.

Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.
Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.
Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ "vô cữu" (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chúng tôi dịch như trên là theo Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là "đức" (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi.
Phan Bội Châu hiểu hơi khác: cả nguyên, hanh, lợi, trinh đều là điều kiện để "Tùy" có lợi mà không có lỗi. Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.
Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa.
Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được. Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai!)

2. Quẻ Trạch Lôi Tùy động hào tứ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

物不牢
人斷橋
重整理
慢心高.

Dịch âm:

Vật bất lao
Nhân đoạn kiều
Trùng chỉnh lí
Mạn tâm cao.

Dịch nghĩa:

Vật không ở trong chuồng
Người bị cầu gãy
Sửa đổi lại
Đừng chủ quan.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Tùy hữu hoạch. Trinh hung. Hữu phu, tại đạo dĩ minh, hà cữu." (Đi theo tìm kiếm trên con đường cũng có thu hoạch. Hào này có hung hiểm, nhưng là điềm con đường đã sáng sủa, còn cho tài họa gì được nữa chứ.)
Theo ý tho của Khổng Minh, người được quẻ này nên vững tâm tiến bước, tìm cách sửa chữa nhưng sai lầm của mình, không nên xem thường mọi việc, mới có thể khôi phục lại được cơ nghiệp cũ. Chơ nên nuôi dưỡng mộng cao xa quá, để tránh phiền não, tốn công vô ích. Quẻ này cầu việc, cầu tài đều dở.
Quẻ này có cái tượng tạo lập bên lò mới, trùng chỉnh lại kiền khôn, nghĩa là xây dựng lại cơ đồ một phen nữa. Người xin được quẻ này nên vững tâm tiến bước, tìm cách tự lo nhưng không nên xem thường mọi việc, có thế mới có thể khôi phục lại cơ nghiệp xưa kia.
Theo ý quẻ cho biết rằng: Thời vận của người hiện nay chưa được hanh thông, không vững chắc như cầu đã gãy. Chớ nên nuôi dưỡng mộng cao, để tránh phiền chí, hao công vô ích.
Xưa có câu (thời đến sắc thành vàng, không thời vàng như sắc) vậy trong thời gian này tạm ngừng lại những mưu cầu phát triển mà chỉ nên an phận để qua hạn vận không may này, rồi mới tính lại thì tốt hơn.
Quẻ dạy: Dở, an phận thì tốt. Cầu gãy, cần sữa sang lại mới đi được. Nghĩa là nên rèn chí luyện tài đã rồi ắt hay. Cầu mưu cầu tài đều dở. Đánh số bất thông.

Con số linh ứng: 4, 6, 40, 44, 46, 60, 64, 66.