KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 62 - TRẠCH LÔI TÙY ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Trạch Lôi Tùy trong Kinh Dịch

Trạch Lôi Tùy: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Dự là vui vẻ, vui vẻ thì có nhiều người theo nên tiếp sau là quẻ Tùy. Tùy là theo.

Quẻ Tùy báo hiệu kết quả sẽ thắng tùy thuộc vào địa vị của Đoài và Chấn. Tùy ở đây không phải tùy theo người khác, hay theo một hệ thống tư tưởng nào. Quẻ Tùy ở đây có nghĩa là tùy thời điểm. Nếu cần cương thì sẽ cương như Chấn còn nếu cần hòa duyệt thì hòa duyệt như Đoài.

Hình ảnh quẻ Trạch Lôi Tùy

Thoán từ: Tuỳ nguyên hanh lợi trinh, vô cữu

Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Đoài, nội quái Chấn có nghĩa là sấm động nên nước ở trong đầm cũng theo đó mà động. Hào Dương của nội quá nhường cho hào âm của ngoại quá lên trên hết. Cho nên chính trong động lại có hòa duyệt.

Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.
Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.
Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ "vô cữu" (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chúng tôi dịch như trên là theo Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là "đức" (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi.
Phan Bội Châu hiểu hơi khác: cả nguyên, hanh, lợi, trinh đều là điều kiện để "Tùy" có lợi mà không có lỗi. Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.
Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa.
Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được. Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai!)

2. Quẻ Trạch Lôi Tùy động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

深潭月
照鏡影
一場空
安報信.

Dịch âm:

Thâm đàm nguyệt
Chiếu kính ảnh
Nhất trường không
An báo tín.

Dịch nghĩa:

Bóng trăng dưới đầm sâu
Ảnh trong gương
Là không thật
Phải biết chắc như thế.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Hệ tiểu tử, thất trượng phu." (Ràng buộc trẻ con, bỏ mất đại nhân.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về công danh thì lận đận, người đi xa thì bặt tin, kiện tụng thì thất lợi, thảy đều không tránh khỏi thiệt thòi. Như vậy, những mưu cầu của bạn chỉ có tiếng mà không có miếng, rốt cuộc chẳng đi đến một kết quả nào.
Quẻ này chủ gia đình thì nhiều bệnh, bệnh nhân thì bất thành, công danh thì lận đận, người đi thì bặt tin, kiện cáo thì thất lợi, tất cả thảy đều không tránh khỏi tai họa thiệt thòi. Người xin phải quẻ này nếu biết tu chỉnh con người, thì chưa hẳn cảnh ngộ đã phải là vô ích.
Ý quẻ nói: Dưới nước trăng hoa, hình bóng trong gương dù đẹp cách mấy đều cũng là hư không, chẳng có chút nào thực tế, có cũng như không. Vậy có gì đáng mừng đáng vui đâu.
Như vậy những việc mưu cầu bạn chỉ có tiếng mà không có miếng, rút cuộc trở lại không không, chẳng đi đến một kết quả nào nên cẩn thận lo lấy thôi.
Quẻ dạy: Thực tế, chớ quá mơ mộng. Tình trạng đang bế tắc, cần ẩn nhẫn chờ thời. Tài lợi, tính toán chẳng đi đến đâu. Đánh số cũng bất lợi.

Con số linh ứng: 2, 6, 20, 22, 26, 60, 62, 66.