KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 61 - TRẠCH LÔI TÙY ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Trạch Lôi Tùy trong Kinh Dịch

Trạch Lôi Tùy: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Dự là vui vẻ, vui vẻ thì có nhiều người theo nên tiếp sau là quẻ Tùy. Tùy là theo.

Quẻ Tùy báo hiệu kết quả sẽ thắng tùy thuộc vào địa vị của Đoài và Chấn. Tùy ở đây không phải tùy theo người khác, hay theo một hệ thống tư tưởng nào. Quẻ Tùy ở đây có nghĩa là tùy thời điểm. Nếu cần cương thì sẽ cương như Chấn còn nếu cần hòa duyệt thì hòa duyệt như Đoài.

Hình ảnh quẻ Trạch Lôi Tùy

Thoán từ: Tuỳ nguyên hanh lợi trinh, vô cữu

Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Đoài, nội quái Chấn có nghĩa là sấm động nên nước ở trong đầm cũng theo đó mà động. Hào Dương của nội quá nhường cho hào âm của ngoại quá lên trên hết. Cho nên chính trong động lại có hòa duyệt.

Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.
Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.
Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ "vô cữu" (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chúng tôi dịch như trên là theo Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là "đức" (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi.
Phan Bội Châu hiểu hơi khác: cả nguyên, hanh, lợi, trinh đều là điều kiện để "Tùy" có lợi mà không có lỗi. Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.
Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa.
Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được. Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai!)

2. Quẻ Trạch Lôi Tùy động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

橋已斷
路不通
登舟理楫
又遇狂風.

Dịch âm:

Kiều dĩ đoạn
Lộ bất thông
Đăng châu lý tiếp
Hựu ngộ cuồng phong.

Dịch nghĩa:

Cầu đã gãy
Đường không thông
Nếu tiếp tục chèo thuyền
Lại gặp gió dữ.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Quan hữu dụ, trinh cát, xuất môn giao hữ công."(Quan có cáo dụ, quẻ này cát lợi. Ra ngoài làm việc có công.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, người được quẻ này đang ở vận xấu, phải tu nhân tích đức, mới mong chuyển nguy thành an, hóa hung thành cát. Nếu mưu tính quá nhiều, e rằng chẳng được gì. Người đang tính lên đường đi tìm tương lai, lại gặp cầu gãy, đường sá bế tắc, đổi sang đi tuyền thì lại bị gió to, như vậy làm sao đăng trình, không đăng trình thì làm sao có tương lai sáng lạn! Quẻ này cầu tài, cầu việc đều rất khó khăn, còn xa.
Cầu gãy đường kẹt, gió cản thuyền tàu, chừng ấy đã đủ cho ta thấy cái vận mạng chó mực của ta rồi. Người xin phải quẻ này chỉ có thể tu nhân tích đức, vun trồng cây phúc, mới mong chuyển nguy ra an, hóa hung ra cát mà thôi. Nếu mưu tính quá nhiều lòng tham không đáy, e rằng chẳng thoát khỏi tai họa.
Thơ quẻ tả cảnh và thời vận của con người hiện nay. Như người đang tính lên đường để đi tìm tương lai, lại gặp cầu gẫy, đường sá bế tắc không, muốn đi thuyền lại bị gió to, như vậy làm sao đăng trình, không đăng trình mà ngồi trong nhà, thì làm sao có tương lai sáng lạng!
Đó là mách cho người hay, thời vận của người chưa được hanh thông và việc cầu mưu của người khó thành công.
Quẻ dạy: Thời vận rất tề, chỉ nên ẩn nhẫn chờ thời. Con người có lúc thái, lúc dở, thì lo gì. Thủ phận mà chờ đợi. Cầu tài, cầu mưu, còn lâu. Đánh số chưa gặp may.

Con số linh ứng: 1, 6, 10, 11, 16, 60, 61, 66.