KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 65 - TRẠCH LÔI TÙY ĐỘNG HÀO NGŨ
1. Quẻ Trạch Lôi Tùy trong Kinh Dịch
Trạch Lôi Tùy: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Dự là vui vẻ, vui vẻ thì có nhiều người theo nên tiếp sau là quẻ Tùy. Tùy là theo.
Quẻ Tùy báo hiệu kết quả sẽ thắng tùy thuộc vào địa vị của Đoài và Chấn. Tùy ở đây không phải tùy theo người khác, hay theo một hệ thống tư tưởng nào. Quẻ Tùy ở đây có nghĩa là tùy thời điểm. Nếu cần cương thì sẽ cương như Chấn còn nếu cần hòa duyệt thì hòa duyệt như Đoài.
Hình ảnh quẻ Trạch Lôi Tùy
Thoán từ: Tuỳ nguyên hanh lợi trinh, vô cữu
Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.
Tượng quẻ: Ngoại quái Đoài, nội quái Chấn có nghĩa là sấm động nên nước ở trong đầm cũng theo đó mà động. Hào Dương của nội quá nhường cho hào âm của ngoại quá lên trên hết. Cho nên chính trong động lại có hòa duyệt.
Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.
Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.
Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ "vô cữu" (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chúng tôi dịch như trên là theo Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là "đức" (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi.
Phan Bội Châu hiểu hơi khác: cả nguyên, hanh, lợi, trinh đều là điều kiện để "Tùy" có lợi mà không có lỗi. Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.
Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa.
Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được. Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai!)
2. Quẻ Trạch Lôi Tùy động hào ngũ theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
入而易
出而難
懨懨到再三
交加意不堪.
Dịch âm:
Nhập nhi dị
Xuất nhi nan
Yêm yêm đáo tái tam
Giao gia ý bất kham.
Dịch nghĩa:
Vào thì dễ
Ra thì khó
Thoi thóp đến ba lần
Tiến thoái lưỡng nan.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Phu vu gia, cát." (Từ chỗ vui vẻ trở về. Hào này tốt đẹp.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về vào dễ mà ra khó, lúc tính toán công việc thường là rất dễ, nhưng khi làm thì mới thấy khó vô cùng. Nếu trước khi hành động mà bạn không tính kỹ, đến lúc xảy ra những điều không hay rồi thì khó mà cứu chữa. Cầu việc, cầu lợi còn xa.
Quẻ này chủ dễ tiến mà khó lùi. Đấy là cái cảnh của con chim muốn sổ lồng mà không đặng, con cá muốn thoát lưới mà không được, con người bị khốn quẩn trì trệ đã quá lâu chỉ mong sao nhảy thoát được hố lửa. Người xin phải quẻ này thường bối rối chẳng yên, ý nghĩ như mối tơ vò vậy.
Thơ quẻ nói: Vào dễ ra khó và đến lúc băn khoăn thì càng lại lôi thôi. Nghĩa là phàm việc bạn tính thì rất dễ, nhưng khi làm thì khó vô cùng. Nếu trước sự việc mình không tính kỹ, đến lúc xảy ra những điều không hay rồi thì khó cứu chữa đấy.
Vậy, những việc cầu xin của bạn trước khi tính làm phải đắn đo suy nghĩ cho kỹ lưỡng, phàm việc phải nắm chắc trong tay rồi mới làm. Mới tránh được những buồn sầu về sau.
Quẻ khuyên: Nên tính toán nghiên cứu kỹ càng trước khi tính việc gì. Chờ thời là hơn. Cầu mưu cầu lợi còn lâu. Đánh số ít có may.
Con số linh ứng: 5, 6, 50, 55, 56, 60, 65, 66.