KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 66 - TRẠCH LÔI TÙY ĐỘNG HÀO LỤC

1. Quẻ Trạch Lôi Tùy trong Kinh Dịch

Trạch Lôi Tùy: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Dự là vui vẻ, vui vẻ thì có nhiều người theo nên tiếp sau là quẻ Tùy. Tùy là theo.

Quẻ Tùy báo hiệu kết quả sẽ thắng tùy thuộc vào địa vị của Đoài và Chấn. Tùy ở đây không phải tùy theo người khác, hay theo một hệ thống tư tưởng nào. Quẻ Tùy ở đây có nghĩa là tùy thời điểm. Nếu cần cương thì sẽ cương như Chấn còn nếu cần hòa duyệt thì hòa duyệt như Đoài.

Hình ảnh quẻ Trạch Lôi Tùy

Thoán từ: Tuỳ nguyên hanh lợi trinh, vô cữu

Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Đoài, nội quái Chấn có nghĩa là sấm động nên nước ở trong đầm cũng theo đó mà động. Hào Dương của nội quá nhường cho hào âm của ngoại quá lên trên hết. Cho nên chính trong động lại có hòa duyệt.

Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.
Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.
Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ "vô cữu" (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chúng tôi dịch như trên là theo Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là "đức" (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi.
Phan Bội Châu hiểu hơi khác: cả nguyên, hanh, lợi, trinh đều là điều kiện để "Tùy" có lợi mà không có lỗi. Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.
Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa.
Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được. Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai!)

2. Quẻ Trạch Lôi Tùy động hào lục theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

事遲志速
而且反覆
直待歲寒
花殘果熟.

Dịch âm:

Sự trì chí tốc
Nhi thả phản phúc
Trực đãi tuế hàn
Hoa tàn quả thục.

Dịch nghĩa:

Việc đang chậm lại muốn mau
Sao tránh khỏi trở ngại
Chờ đến cuối năm
Hoa rụng thì quả sẽ chín.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Câu hệ chi, nải tong duy chi, vương dụng hanh vu tây sơn." (Bắt giữ lại rồi trói buộc nghiêm ngặt. Vua nên tế tự ở núi Tây.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về mưu sự nên chậm, không nên gấp, đợi qua lúc khó khăn thì sẽ có thu hoạch. Người được quẻ này nên nhẫn nại chờ đợi. Cầu tài, cầu việc còn phải chờ đợi.
Quẻ này chủ mưu sự nên hoãn không nên gấp, gấp thì chẳng những đã vô ích mà lại còn phản phúc bất thành. Qua tới mùa đông, ta sẽ thu hoạch được mỹ mãn, điều đặc biệt nhất là không phải mệt sức mà vẫn được. Người xin được quẻ này nên nhẫn nại chờ đợi, không nên than thở là bất như ý.
Quẻ thơ cho hay rằng: Công việc cầu mưu của bạn cần phải chờ đợi một thời gian nữa mới hanh thông được. Bởi hiện nay sự việc chưa thong dong còn nhiều quanh co lắm, thì muốn mưu thành đạt khó vậy.
Như trong quẻ nói rất rõ ràng, hãy chờ đợi đến lúc hoa rụng quả chín mới là tốt lành. Đó có phải chẳng có ý chỉ đến xuân tới, thời vận con người mới được hanh thông.
Quẻ dạy: Chờ đợi mùa xuân sang, ắt việc mới có kết quả. Bây giờ thì chưa. Ẫn nhẫn chờ đợi thì hay. Muốn gấp cũng chẳng được vào. Cầu tài, cầu mưu còn chờ đợi. Đánh số chưa mấy hạp.

Con số linh ứng: 6, 8, 60, 66, 68, 80, 86, 88.