KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 244 - THỦY VI KHẢM ĐỘNG HÀO TỨ

1. Quẻ Thủy Vi Khảm trong Kinh Dịch

Thủy Vi Khảm: Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng.
Lẽ trời không thể quá (cực đoan) được mãi, hễ quá thì sẽ phải sụp vào chỗ hiểm. Vậy sau quẻ Đại quá, tới quẻ Thuần khảm. Khảm có nghĩa là sụp, là hiểm.

Quẻ Khảm báo hiệu những nguy hiểm sắp đến trùng trùng cả ngoài và trong. Ở trong tình thế nguy khốn tưởng chừng vô phương cứu chữa, chỉ cần phấn chấn tinh thần, thích ứng với những khó khăn sẽ mau chóng thành công.

Hình ảnh quẻ Thủy Vi Khảm

Thoán từ: Tập khảm hữu phu duy tâm, hanh, hành hữu thượng.

Hai lớp khảm (hai lớp hiểm), có đức tin, chỉ trong lòng là hanh thông, tiến đi (hành động) thì được trọng mà có công.

Tượng quẻ: Cả trên và dưới quẻ đều là Khảm. Mỗi quái hào Dương đều bị hào Âm vây xung quanh. Nhưng hào Dương chính giữa còn thể hiện ý nghĩa lòng tín trực. Do vậy dù trong những hung hiểm mà vẫn luôn giữ được tín thực và từ đó thoát khỏi hiểm.

Tập Khảm có nghĩa là trùng khảm, hai lần Khảm. Nhìn hình quẻ Khảm ta thấy một hào dương bị hãm vào giữa hai hào âm, cho nên Khảm có nghĩa là hãm, là hiểm.
Ta lại thấy ở giữa đặc (nét liền), ngoài rỗng (nét đứt), trái với quẻ Ly ☲ giữa rỗng trên dưới đặc, như cái miệng lò; chỗ rỗng đó là chỗ không khí vô để đốt cháy than, củi, cho nên Ly là lửa. Khảm trái với Ly, chỗ nào trống thì nước chảy vào; Ly là lửa thì Khảm là nước. Nguy hiểm không gì bằng nước sâu, không cẩn thận thì sụp xuống, chết đuối, nên bảo nước là hiểm.
Xét theo ý nghĩa thì hào dương ở giữa, dương là thực, thành tín, vì vậy bảo là Khảm có đức tin, chí thành (hữu phu) ở trong lòng, nhờ vậy mà hanh thông. Gặp thời hiểm , có lòng chí thành thì không bị tai nạn, hành động thì được trọng mà còn có công nữa.
Thoán truyện giảng thêm: Nước chảy hoài mà không bao giờ ứ lại (lưu nhi bất doanh) chỗ hiểm trở nào cũng tới, cho nên bảo là có đức tin.
Lòng được hanh thông vì hai hào giữa (hào 2 và 5), đã cương mà đắc trung.
Trời có tượng hiểm (vì không lên trời được) ; đất có tượng hiểm, tức núi sông. Các bậc vương công theo tượng trời và đất mà đặt ra những cái hiểm (tức đào hào, xây thành, đạt ra hình pháp) để giữ đất đai và sự trật tự trong xã hội. Cái công dụng của hiểm nếu hợp thời thì cực lớn.
Đại tượng truyện khuyên nên theo cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh mà tu tĩnh không ngày nào quên.

2. Quẻ Thủy Vi Khảm động hào tứ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

月兒升東
清光可挹
萬里無雲
海天一碧.

Dịch âm:

Nguyệt nhi thăng đông
Thanh quang khả ấp
Vạn lý vô vân
Hải thiên nhất bích.

Dịch nghĩa:

Trăng non lên hướng Đông, ánh sáng xanh rót xuống, muôn dặm không mây,
Trời biển cùng một màu xanh biếc.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Tôn tửu, quỹ nhị, dụng phẫn, nạp ước tự dũ. Chung vô cữu." (Một chén rượu, một giỏ cơm đựng trong hũ bằng sành đưa ra từ cửa sổ. hào này cuối cùng không có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng đã qua vận bĩ, đến lúc gặp nhiều kỳ ngộ, trăm việc đề như ý, không việc gì làm mà không thành. Cầu danh, cầu lợi đều được.
Quẻ này có cái tượng: Thanh vân đắc lộ, có nhiều kỳ ngộ, trăm việc đều như ý, không chuyện gì làm là không thành, không lợi. Trời giúp người lành, lẻ đương nhiên như thế. Đây là quẻ đại cát mà Người xin được thiết tưởng nên lấy đó làm mừng.
Theo quẻ thơ nói trên vận thời của bạn đã đến lúc phú khứ thái lai. Vậy mọi sự dự tính khuếch trương gì trước đây hãy nắm lấy cơ này mà làm đi, tất cả sẽ tốt đẹp đang chờ đó.
Vận thông, thời đến. Sự sự hanh thông, xuôi chèo mát mái, còn gì nữa mà lo. Cứ tiến hành. Cầu danh lợi 10 phần đắc quả. Đánh số tốt.

Con số linh ứng: 2, 4, 24, 40, 44.