KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 243 - THỦY VI KHẢM ĐỘNG HÀO TAM
1. Quẻ Thủy Vi Khảm trong Kinh Dịch
Thủy Vi Khảm: Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng.
Lẽ trời không thể quá (cực đoan) được mãi, hễ quá thì sẽ phải sụp vào chỗ hiểm. Vậy sau quẻ Đại quá, tới quẻ Thuần khảm. Khảm có nghĩa là sụp, là hiểm.
Quẻ Khảm báo hiệu những nguy hiểm sắp đến trùng trùng cả ngoài và trong. Ở trong tình thế nguy khốn tưởng chừng vô phương cứu chữa, chỉ cần phấn chấn tinh thần, thích ứng với những khó khăn sẽ mau chóng thành công.
Hình ảnh quẻ Thủy Vi Khảm
Thoán từ: Tập khảm hữu phu duy tâm, hanh, hành hữu thượng.
Hai lớp khảm (hai lớp hiểm), có đức tin, chỉ trong lòng là hanh thông, tiến đi (hành động) thì được trọng mà có công.
Tượng quẻ: Cả trên và dưới quẻ đều là Khảm. Mỗi quái hào Dương đều bị hào Âm vây xung quanh. Nhưng hào Dương chính giữa còn thể hiện ý nghĩa lòng tín trực. Do vậy dù trong những hung hiểm mà vẫn luôn giữ được tín thực và từ đó thoát khỏi hiểm.
Tập Khảm có nghĩa là trùng khảm, hai lần Khảm. Nhìn hình quẻ Khảm ta thấy một hào dương bị hãm vào giữa hai hào âm, cho nên Khảm có nghĩa là hãm, là hiểm.
Ta lại thấy ở giữa đặc (nét liền), ngoài rỗng (nét đứt), trái với quẻ Ly ☲ giữa rỗng trên dưới đặc, như cái miệng lò; chỗ rỗng đó là chỗ không khí vô để đốt cháy than, củi, cho nên Ly là lửa. Khảm trái với Ly, chỗ nào trống thì nước chảy vào; Ly là lửa thì Khảm là nước. Nguy hiểm không gì bằng nước sâu, không cẩn thận thì sụp xuống, chết đuối, nên bảo nước là hiểm.
Xét theo ý nghĩa thì hào dương ở giữa, dương là thực, thành tín, vì vậy bảo là Khảm có đức tin, chí thành (hữu phu) ở trong lòng, nhờ vậy mà hanh thông. Gặp thời hiểm , có lòng chí thành thì không bị tai nạn, hành động thì được trọng mà còn có công nữa.
Thoán truyện giảng thêm: Nước chảy hoài mà không bao giờ ứ lại (lưu nhi bất doanh) chỗ hiểm trở nào cũng tới, cho nên bảo là có đức tin.
Lòng được hanh thông vì hai hào giữa (hào 2 và 5), đã cương mà đắc trung.
Trời có tượng hiểm (vì không lên trời được) ; đất có tượng hiểm, tức núi sông. Các bậc vương công theo tượng trời và đất mà đặt ra những cái hiểm (tức đào hào, xây thành, đạt ra hình pháp) để giữ đất đai và sự trật tự trong xã hội. Cái công dụng của hiểm nếu hợp thời thì cực lớn.
Đại tượng truyện khuyên nên theo cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh mà tu tĩnh không ngày nào quên.
2. Quẻ Thủy Vi Khảm động hào tam theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
若是有緣人
一指便回首
執迷不悟者
屢引也不走.
Dịch âm:
Nhược thị hữu duyên nhân
Nhất chỉ tiện hồi thủ
Chấp mê bất ngộ giả
Lâu dẫn dã bất tẩu.
Dịch nghĩa:
Nếu là người có duyên
Một lần chỉ liền quay đầu
Chấp mê không chịu ngộ
Thường dẫn chẳng chịu đi.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Lai chi khảm, khảm hiểm thả chẩm. Nhập vu khảm hạm, vật dụng." (Đến chỗ hầm hố, hầm hố vừa hung hiểm vừa sâu. Chớ có đến đó.)
Theo ý thơ của Khổng minh, quẻ này chủ về sự mê lầm của người ta thực ra chỉ tại không có duyên mà thôi. Những mưu cầu của bạn, cần phải xem xét kỹ lưỡng mới tiến hành. Cầu tài, cầu danh đều chưa có lợi, nên ẩn nhẫn chờ thời.
Quẻ này nói sự mê lầm của người ta thực chỉ là tại người có duyên hay vô duyên mà ra. Một lỡ lầm thành ngàn đời hận. Quay đầu về ấy kiếp trăm năm. Bởi thế cần phải giác ngộ sớm. Nếu trễ thì không kịp nữa đâu. Người xin trúng quẻ này phải nên cảnh tỉnh ngay.
Theo quẻ cho biết: Những điều cầu xin của bạn, cần phải dùng lý trí mà xét nét tiến hành. Tuy nhiên cuộc đời lên hay không cũng có phần thuộc về số phận. Như bài thơ đã nói: "người có duyên kêu một tiếng tức liền trở về" cho nên phàm làm việc muốn được thành tựu thì phải có lý trí vậy.
Dở, bất minh, bất thông. Chớ say mê một thứ gì, cần dùng lý trí để xét nét công việc. Cầu tài danh chưa thấy lợi, chỉ còn cách ẩn nhẫn chờ thời, mới mong. Đánh số chẳng lợi.
Con số linh ứng: 2, 3, 4, 24, 32, 34, 42, 43.