KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 242 - THỦY VI KHẢM ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Thủy Vi Khảm trong Kinh Dịch

Thủy Vi Khảm: Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng.
Lẽ trời không thể quá (cực đoan) được mãi, hễ quá thì sẽ phải sụp vào chỗ hiểm. Vậy sau quẻ Đại quá, tới quẻ Thuần khảm. Khảm có nghĩa là sụp, là hiểm.

Quẻ Khảm báo hiệu những nguy hiểm sắp đến trùng trùng cả ngoài và trong. Ở trong tình thế nguy khốn tưởng chừng vô phương cứu chữa, chỉ cần phấn chấn tinh thần, thích ứng với những khó khăn sẽ mau chóng thành công.

Hình ảnh quẻ Thủy Vi Khảm

Thoán từ: Tập khảm hữu phu duy tâm, hanh, hành hữu thượng.

Hai lớp khảm (hai lớp hiểm), có đức tin, chỉ trong lòng là hanh thông, tiến đi (hành động) thì được trọng mà có công.

Tượng quẻ: Cả trên và dưới quẻ đều là Khảm. Mỗi quái hào Dương đều bị hào Âm vây xung quanh. Nhưng hào Dương chính giữa còn thể hiện ý nghĩa lòng tín trực. Do vậy dù trong những hung hiểm mà vẫn luôn giữ được tín thực và từ đó thoát khỏi hiểm.

Tập Khảm có nghĩa là trùng khảm, hai lần Khảm. Nhìn hình quẻ Khảm ta thấy một hào dương bị hãm vào giữa hai hào âm, cho nên Khảm có nghĩa là hãm, là hiểm.
Ta lại thấy ở giữa đặc (nét liền), ngoài rỗng (nét đứt), trái với quẻ Ly ☲ giữa rỗng trên dưới đặc, như cái miệng lò; chỗ rỗng đó là chỗ không khí vô để đốt cháy than, củi, cho nên Ly là lửa. Khảm trái với Ly, chỗ nào trống thì nước chảy vào; Ly là lửa thì Khảm là nước. Nguy hiểm không gì bằng nước sâu, không cẩn thận thì sụp xuống, chết đuối, nên bảo nước là hiểm.
Xét theo ý nghĩa thì hào dương ở giữa, dương là thực, thành tín, vì vậy bảo là Khảm có đức tin, chí thành (hữu phu) ở trong lòng, nhờ vậy mà hanh thông. Gặp thời hiểm , có lòng chí thành thì không bị tai nạn, hành động thì được trọng mà còn có công nữa.
Thoán truyện giảng thêm: Nước chảy hoài mà không bao giờ ứ lại (lưu nhi bất doanh) chỗ hiểm trở nào cũng tới, cho nên bảo là có đức tin.
Lòng được hanh thông vì hai hào giữa (hào 2 và 5), đã cương mà đắc trung.
Trời có tượng hiểm (vì không lên trời được) ; đất có tượng hiểm, tức núi sông. Các bậc vương công theo tượng trời và đất mà đặt ra những cái hiểm (tức đào hào, xây thành, đạt ra hình pháp) để giữ đất đai và sự trật tự trong xã hội. Cái công dụng của hiểm nếu hợp thời thì cực lớn.
Đại tượng truyện khuyên nên theo cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh mà tu tĩnh không ngày nào quên.

2. Quẻ Thủy Vi Khảm động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

羊逸群
日對民
逢牛口
便咬人
一個君一個臣
君臣有些驚
須仗真神拯救蒼生.

Dịch âm:

Dương dật quần
Nhật đối dân
Phùng ngưu khẩu
Tiện giảo nhân. nhất cá quân nhất cá thần
Quân thần hữu ta kinh
Tu trượng chân thần
Chửng cứu thương sinh.

Dịch nghĩa:

Dê vui trong bầy
Mặt trời đối với dân
Gặp mõm trâu
Hay cắn người
Một vị vua một vị thần
Vua tôi có chút sợ
Nên nương vào sức thần linh
Để cứu giúp chúng sinh.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc." (Hầm hố nguy hiểm, mưu cầu chỉ đạt được nhỏ thôi.)
Theo ý thơ của Khổng minh, quẻ này chủ về hung hiểm, nhiều tai nạn. Những mưu cầu của bạn còn gặp nhiều lận đận, gian nan. Trong thời gian gần khó mà thành đạt, hãy nên xem xét cho kỹ lưỡng, và phải nhờ cậy sực người khác phụ giúp mới nên việc. Cần chú ý, công việc của bạn có lắm kẻ tiểu nhân phá hoại, cần có quý nhân giúp đỡ. Cầu tài, cầu danh còn xa.
Quẻ này chủ lục súc nhiều tai nạn, khiến người chăn dắt cũng phải kinh sợ. Nhà nông bói phải quẻ này tai hại không nhỏ. Tuy nhiên dịch lệ nhất thời qua đi thì nhà nhà mới được yên vui như thường.
Công việc cầu mưu của bạn còn gặp lận đận, gian nan, và trong thời gian gần đây khó mà thành đạt, hãy nên xem xét cho kỹ, phải nương nhờ sức người khác phụ giúp mới thì nên công, vì công việc của bạn có lắm tiểu nhân phá hoại, như lời quẻ nói, con Dê⬠Trâu, ý nói tiểu nhân phá hoại vậy. Cầu mưu của bạn cần phải lưu ý cẩn thận và nương vào kẻ có sức mới được.
Đang bị tiểu nhân phá hoại, khó mong, cần có tay trợ hữu, hay quý nhân giúp. Cầu tài danh còn xa, vì tiểu nhân phá. Đánh số dở, biểu tượng, Trâu, Dê.

Con số linh ứng: 2, 4, 24, 42.