KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 261 - THỦY TRẠCH TIẾT ĐỘNG HÀO TAM

1. Quẻ Thủy Trạch Tiết trong Kinh Dịch

Thủy Trạch Tiết: Chỉ dã. Giảm chế. Ngăn ngừa, tiết độ, kiềm chế, giảm bớt, chừng mực, nhiều thì tràn. Trạch thượng hữu thủy chi tượng: trên đầm có nước.
Không thể để cho ly tán hoài được, tất phải chặn bắt lại, tiết chế lại, cho nên sau quẻ Hoán tới quẻ Tiết.

Quẻ Tiết là quẻ hanh nhưng muốn hanh thì phải chọn đúng đường, không cần khổ tiết, không nên quá tích cực.

Hình ảnh quẻ Thủy Trạch Tiết

Thoán từ: Tiết hanh, khổ tiết bất khả trinh.

Tiết chế thì hanh thông. Nhưng tiết tiết chế đến mức cực khổ thì không ai chịu được lâu.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khảm, nội quái Đoài có nghĩa là nước ở trong đầm, cũng có thể hiểu là trong cái hiểm luôn được bình an.

Theo tượng quẻ, trên chằm có nước; bờ chằm hạn chế số nước chứa trong chằm, cho nên đặt tên là quẻ Tiết.
Cái gì cũng vừa phải thì mới tốt, thái quá cũng như bất cập đều xấu cả. Quẻ này có ba hào cương, ba hào nhu, không bên nào quá; lại thêm hào 2 và hào 5 đều là dương cương mà đắc trung, như vậy là xử sự đươc trúng tiết, cho nên việc gì cũng hanh thông. Nhưng tiết chế qúa, bắt người ta khổ cực thì không ai chịu được lâu, như vậy không còn hanh thông nữa.
Thoán truyện khuyên nhà cầm quyền nên theo luật tiết chế của trời đất: bốn mùa thay đổi, nắng mưa, nóng lạnh đều có chừng mực, mà trị dân: hạn chế lòng ham muốn, tính xa xỉ của con người, bắt dân làm việc vừa sức thôi, như vậy không tốn của cải, không hại dân (tiết dĩ chế độ, bất thương tài, bật hại dân). Lời đó giống lời khuyên trong Luận ngữ: "Tiết dụng nhi ái dân" (dè dặt trong việc tiêu dùng mà yên dân).
Đại tượng truyện khuyên người quân tử (quân tử ở đây trỏ hạng người trị dân) đặt ra số, độ, nghĩa là hạn định một chừng mực nào đó trong sự làm việc và hưởng thụ của dân, tùy đạo đức, tài nghệ của mỗi người. (Quân tử, dĩ chế số độ, nghị đức hạnh). Như vậy là Đại tượng truyện đã cho chữ tiết một tác dụng rất lớn: tiết chế có nghĩa gần như kế hoạch hoá ngày nay và có mục đích thi hành sự công bằng trong xã hội, như lời Đại tượng truyện quẻ Khiêm (xứng vật bình thí: cho sự vật được cân xứng, quân bình).

2. Quẻ Thủy Trạch Tiết động hào tam theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

兩個子女
同到齊行
陰陽和合
謀作歡欣.

Dịch âm:

Lưỡng cá tử nữ
Đồng đáo tề hành
Âm dương hoà hợp
Mưu tác hoan hân.

Dịch nghĩa:

Hai đứa con trai gái
Cùng đến đi chung
Âm dương hòa hợp
Tính toán vui vầy.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Bất tiết nhược, tắc ta nhược. Vô cữu." (Không biết tiết chế, mới than thở mà hối tiếc. Hào này không có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng minh, quẻ này chủ về lúc đầu chưa hoàn thiện, nhưng về sau lại hoàn thiện. Người được quẻ này chớ cho mình đã đủ. Cuộc đời con người làm sao tránh khỏi lỗi lầm, thất bại, cũng như ai mà không có sự sai lầm. Nhưng biết sai mà sửa đổi thì vẫn được tốt lành. Tức là phải biết rút kinh nghiệm thất bại mà cải tiến thì sẽ hanh thông.
Quẻ này chủ sự thịnh vượng về phúc đức của cha ông tổ tiên cho nên nhờ đó mà được thịnh vượng. Từng ngày trông khác gì lửa bốc cháy ngùn ngụt càng ngày càng cao lớn, và không còn có cái lý củ lỗ ăn xuôi nữa.
Câu thơ chót có ý nói không có gì bất hòa hoặc kình địch với ai. Đây là một quẻ chỉ rõ ở đời không có chuyện gì đáng sợ hãi cho mình cả, khiến khi bói được nhất định sẽ thấy mọi việc thuận lợi và thích đáng.
Việc cầu xin của bạn trong thời gian này chưa thể nào thành đạt và cần phải vượt qua nhiều trở ngại nữa mới được. Vì lời quẻ dạy rằng sài lang cản đường cần diệt trừ mới vững tâm.
Đang gặp nhiều cản trở hiểm nguy. Có kẻ phá hoại, cần phải thanh toán, xong mới yên tâm toan tính và việc may ra mới tiến hành tốt đẹp. Đề phòng tiểu nhân. Cầu mọi sự chưa thông. Đánh số, dở.

Con số linh ứng: 2, 5, 8, 25, 52, 58, 85.