KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 260 - THỦY TRẠCH TIẾT ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Thủy Trạch Tiết trong Kinh Dịch

Thủy Trạch Tiết: Chỉ dã. Giảm chế. Ngăn ngừa, tiết độ, kiềm chế, giảm bớt, chừng mực, nhiều thì tràn. Trạch thượng hữu thủy chi tượng: trên đầm có nước.
Không thể để cho ly tán hoài được, tất phải chặn bắt lại, tiết chế lại, cho nên sau quẻ Hoán tới quẻ Tiết.

Quẻ Tiết là quẻ hanh nhưng muốn hanh thì phải chọn đúng đường, không cần khổ tiết, không nên quá tích cực.

Hình ảnh quẻ Thủy Trạch Tiết

Thoán từ: Tiết hanh, khổ tiết bất khả trinh.

Tiết chế thì hanh thông. Nhưng tiết tiết chế đến mức cực khổ thì không ai chịu được lâu.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khảm, nội quái Đoài có nghĩa là nước ở trong đầm, cũng có thể hiểu là trong cái hiểm luôn được bình an.

Theo tượng quẻ, trên chằm có nước; bờ chằm hạn chế số nước chứa trong chằm, cho nên đặt tên là quẻ Tiết.
Cái gì cũng vừa phải thì mới tốt, thái quá cũng như bất cập đều xấu cả. Quẻ này có ba hào cương, ba hào nhu, không bên nào quá; lại thêm hào 2 và hào 5 đều là dương cương mà đắc trung, như vậy là xử sự đươc trúng tiết, cho nên việc gì cũng hanh thông. Nhưng tiết chế qúa, bắt người ta khổ cực thì không ai chịu được lâu, như vậy không còn hanh thông nữa.
Thoán truyện khuyên nhà cầm quyền nên theo luật tiết chế của trời đất: bốn mùa thay đổi, nắng mưa, nóng lạnh đều có chừng mực, mà trị dân: hạn chế lòng ham muốn, tính xa xỉ của con người, bắt dân làm việc vừa sức thôi, như vậy không tốn của cải, không hại dân (tiết dĩ chế độ, bất thương tài, bật hại dân). Lời đó giống lời khuyên trong Luận ngữ: "Tiết dụng nhi ái dân" (dè dặt trong việc tiêu dùng mà yên dân).
Đại tượng truyện khuyên người quân tử (quân tử ở đây trỏ hạng người trị dân) đặt ra số, độ, nghĩa là hạn định một chừng mực nào đó trong sự làm việc và hưởng thụ của dân, tùy đạo đức, tài nghệ của mỗi người. (Quân tử, dĩ chế số độ, nghị đức hạnh). Như vậy là Đại tượng truyện đã cho chữ tiết một tác dụng rất lớn: tiết chế có nghĩa gần như kế hoạch hoá ngày nay và có mục đích thi hành sự công bằng trong xã hội, như lời Đại tượng truyện quẻ Khiêm (xứng vật bình thí: cho sự vật được cân xứng, quân bình).

2. Quẻ Thủy Trạch Tiết động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

終身不習上
在世卻枉然
輪回不能免
永落深坑塹.

Dịch âm:

Chung thân bất tập thượng
Tại thế khước uổng nhiên
Luân hồi bất năng miễn
Vĩnh lạc thâm khanh tiệm.

Dịch nghĩa:

Suốt đời chẳng chịu làm việc cao thượng (nghiệp lành)
Phí uổng một đời
Không thoát khỏi sự luân hồi
Rơi vào hầm sâu mãi mãi.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Bất xuất môn đình. Hung." (Không ra khỏi nhà. Hào này hung hiểm.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, người được quẻ này cần phải tỉnh ngộ ngay. Phàm mưu cầu việc gì cũng phải cố gắng chăm chú mới được. Ngược lại chỉ uổng công hao tài mà chẳng được kết quả gì. Mọi việc còn bế tắc, tốt hơn nên chờ thời.
Quẻ này có cái tượng: Không thích ở dưới, chỉ cố tranh dành với trên, 2 câu thơ sau là 2 câu thơ cảnh cáo. Hố hốc ngụ ý chỉ địa ngục. Người xin được quẻ này cần phải quay về cảnh ngộ ngay, dùng câu này mà khắc vào bên hữu chỗ ngồi thường ngày. (tọa hữu minh).
Quẻ ý nói rằng phàm cầu mưu bất cứ việc gì phải đứng đắn đàng hoàng chớ nên sanh tâm tà ma và phải cố gắng chăm chú việc cầu mưu thì mới nên công, ngược lại bạn chỉ uổng công hao tài chẳng một kết quả nào.
Vậy bạn hãy lưu ý việc mưu cầu mới mong được yên vui. Tóm lại hiện nay vận trình của người còn xấu. Xấu, mọi việc bế tắc. Sự sự bất minh. Hay hơn là chờ thời. Đánh số chẳng hạp.

Con số linh ứng: 2, 6, 20, 26, 60, 62.