KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 259 - THỦY TRẠCH TIẾT ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Thủy Trạch Tiết trong Kinh Dịch

Thủy Trạch Tiết: Chỉ dã. Giảm chế. Ngăn ngừa, tiết độ, kiềm chế, giảm bớt, chừng mực, nhiều thì tràn. Trạch thượng hữu thủy chi tượng: trên đầm có nước.
Không thể để cho ly tán hoài được, tất phải chặn bắt lại, tiết chế lại, cho nên sau quẻ Hoán tới quẻ Tiết.

Quẻ Tiết là quẻ hanh nhưng muốn hanh thì phải chọn đúng đường, không cần khổ tiết, không nên quá tích cực.

Hình ảnh quẻ Thủy Trạch Tiết

Thoán từ: Tiết hanh, khổ tiết bất khả trinh.

Tiết chế thì hanh thông. Nhưng tiết tiết chế đến mức cực khổ thì không ai chịu được lâu.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khảm, nội quái Đoài có nghĩa là nước ở trong đầm, cũng có thể hiểu là trong cái hiểm luôn được bình an.

Theo tượng quẻ, trên chằm có nước; bờ chằm hạn chế số nước chứa trong chằm, cho nên đặt tên là quẻ Tiết.
Cái gì cũng vừa phải thì mới tốt, thái quá cũng như bất cập đều xấu cả. Quẻ này có ba hào cương, ba hào nhu, không bên nào quá; lại thêm hào 2 và hào 5 đều là dương cương mà đắc trung, như vậy là xử sự đươc trúng tiết, cho nên việc gì cũng hanh thông. Nhưng tiết chế qúa, bắt người ta khổ cực thì không ai chịu được lâu, như vậy không còn hanh thông nữa.
Thoán truyện khuyên nhà cầm quyền nên theo luật tiết chế của trời đất: bốn mùa thay đổi, nắng mưa, nóng lạnh đều có chừng mực, mà trị dân: hạn chế lòng ham muốn, tính xa xỉ của con người, bắt dân làm việc vừa sức thôi, như vậy không tốn của cải, không hại dân (tiết dĩ chế độ, bất thương tài, bật hại dân). Lời đó giống lời khuyên trong Luận ngữ: "Tiết dụng nhi ái dân" (dè dặt trong việc tiêu dùng mà yên dân).
Đại tượng truyện khuyên người quân tử (quân tử ở đây trỏ hạng người trị dân) đặt ra số, độ, nghĩa là hạn định một chừng mực nào đó trong sự làm việc và hưởng thụ của dân, tùy đạo đức, tài nghệ của mỗi người. (Quân tử, dĩ chế số độ, nghị đức hạnh). Như vậy là Đại tượng truyện đã cho chữ tiết một tác dụng rất lớn: tiết chế có nghĩa gần như kế hoạch hoá ngày nay và có mục đích thi hành sự công bằng trong xã hội, như lời Đại tượng truyện quẻ Khiêm (xứng vật bình thí: cho sự vật được cân xứng, quân bình).

2. Quẻ Thủy Trạch Tiết động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

八門分八位
九星布九方
青赤黃白黑
五色卷錦裝
交鋒對壘
兩兩相當.

Dịch âm:

Bát môn phân bát vị
Cửu tinh bố cửu phương
Thanh xích huỳnh bạch hắc
Ngũ sắc quyển cẩm trang
Giao phong đối luỹ
Lưỡng lưỡng tương đương.

Dịch nghĩa:

Tám cửa chia tám nơi
Chín sao bày chín chỗ
Xanh đỏ vàng trắng đen
Năm sắc bao trại gấm
Giao phong đối đầu
Hai bên tương đương.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Bất xuất hộ đình. Vô cữu." (Không ra khỏi cửa. Hào này không có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về trong lòng luôn lo đối phó mà hao phí tâm cơ. Nếu muốn chiến thắng mà không cso thế tương đương ắt không thể đối địch. Người được quẻ này cần phải suy nghĩ cẩn thận, chớ có xem thường. Đối với những sự việc đang mưu cầu, bạn hãy cân phân cho kỹ, thì công việc mới có hy vọng thành tựu. Không nên đi xa, bất lợi.
Quẻ này chủ lòng lo đối phó phí mất bao tâm cơ. Lỡ mà lầm chỉ một ly, ắt sai đi một dặm. Nếu muốn cầu chiến thắng không có thế tương đương ắt không thể hơn địch. Người xin được quẻ này thiết tưởng cần phải suy nghĩ cẩn thận, chớ có coi thường.
Người cầu được quẻ này, đối với sự việc cầu mưu hãy nên cân phân cho kỹ, đắn đo thực sâu thì công việc mới có thành tựu như ý, vì quẻ này hai câu đầu ý vẻ toàn thuộc những lời mưu kế bố trận, và hai câu sau ẩn ý mách bạn phải hiểu biến hóa như sắc màu thì mới vượt khỏi khó khăn và thành công, vậy bạn hãy tự đo lường và suy kỹ càng.
Phải mưu mô, tính toán kỹ càng và phải biết quyền biến, thì việc mới thành tựu. Đánh số tốt

Con số linh ứng: 2, 5, 9, 25, 29, 92, 95.