KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 263 - THỦY TRẠCH TIẾT ĐỘNG HÀO NGŨ

1. Quẻ Thủy Trạch Tiết trong Kinh Dịch

Thủy Trạch Tiết: Chỉ dã. Giảm chế. Ngăn ngừa, tiết độ, kiềm chế, giảm bớt, chừng mực, nhiều thì tràn. Trạch thượng hữu thủy chi tượng: trên đầm có nước.
Không thể để cho ly tán hoài được, tất phải chặn bắt lại, tiết chế lại, cho nên sau quẻ Hoán tới quẻ Tiết.

Quẻ Tiết là quẻ hanh nhưng muốn hanh thì phải chọn đúng đường, không cần khổ tiết, không nên quá tích cực.

Hình ảnh quẻ Thủy Trạch Tiết

Thoán từ: Tiết hanh, khổ tiết bất khả trinh.

Tiết chế thì hanh thông. Nhưng tiết tiết chế đến mức cực khổ thì không ai chịu được lâu.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khảm, nội quái Đoài có nghĩa là nước ở trong đầm, cũng có thể hiểu là trong cái hiểm luôn được bình an.

Theo tượng quẻ, trên chằm có nước; bờ chằm hạn chế số nước chứa trong chằm, cho nên đặt tên là quẻ Tiết.
Cái gì cũng vừa phải thì mới tốt, thái quá cũng như bất cập đều xấu cả. Quẻ này có ba hào cương, ba hào nhu, không bên nào quá; lại thêm hào 2 và hào 5 đều là dương cương mà đắc trung, như vậy là xử sự đươc trúng tiết, cho nên việc gì cũng hanh thông. Nhưng tiết chế qúa, bắt người ta khổ cực thì không ai chịu được lâu, như vậy không còn hanh thông nữa.
Thoán truyện khuyên nhà cầm quyền nên theo luật tiết chế của trời đất: bốn mùa thay đổi, nắng mưa, nóng lạnh đều có chừng mực, mà trị dân: hạn chế lòng ham muốn, tính xa xỉ của con người, bắt dân làm việc vừa sức thôi, như vậy không tốn của cải, không hại dân (tiết dĩ chế độ, bất thương tài, bật hại dân). Lời đó giống lời khuyên trong Luận ngữ: "Tiết dụng nhi ái dân" (dè dặt trong việc tiêu dùng mà yên dân).
Đại tượng truyện khuyên người quân tử (quân tử ở đây trỏ hạng người trị dân) đặt ra số, độ, nghĩa là hạn định một chừng mực nào đó trong sự làm việc và hưởng thụ của dân, tùy đạo đức, tài nghệ của mỗi người. (Quân tử, dĩ chế số độ, nghị đức hạnh). Như vậy là Đại tượng truyện đã cho chữ tiết một tác dụng rất lớn: tiết chế có nghĩa gần như kế hoạch hoá ngày nay và có mục đích thi hành sự công bằng trong xã hội, như lời Đại tượng truyện quẻ Khiêm (xứng vật bình thí: cho sự vật được cân xứng, quân bình).

2. Quẻ Thủy Trạch Tiết động hào ngũ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

數尾金魚吞餌
絲竿釣了回頭
家食翻嫌太貴
五湖四海遨遊.

Dịch âm:

Sổ vĩ kim ngư thôn nhĩ
Ti can điếu liễu hồi đầu
Gia thực phiên hiềm thái quí
Ngũ hồ tứ hải ngao du.

Dịch nghĩa:

Đếm số cá đã ăn mồi
Kéo sợi dây câu trở lại
Về nhà làm món ăn rất quí
Năm hồ bốn biển ngao du.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Cam tiết, Vãng hữu thượng." (Lấy tiết chế làm vui. Hào này tốt đẹp. Ra đi có hy vọng.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chỉ về lúc đầu tuy chấp mê, nhưng cuối cùng cũng tỉnh ngộ. Người dược quẻ này nên lưu tâm, chớ có thấy cơ hội mới đến mà không làm. Đừng cố cố chấp phương hướng cũ sẽ gawpjd dược nhiều may mắn và hứa hẹn trong tương lai.
Quẻ này chỉ rõ: Lúc đầu tuy chấp mê, nhưng cuối cùng cũng tỉnh ngộ. Bỏ dao rựa, quỳ xuống đất, quy y liền thành Phật đổi hẳn bộ mặt, y như là hai người khác nhau vậy. Người xin được quẻ này rất nên nhắc lại lời này nhiều lần, chớ có thấy cơ hội tới mà không làm.
Việc cầu xin của bạn theo ý quẻ cho biết diều cần nhứt là phải hiểu là công gì, thì làm mới thành công như quẻ thơ câu thứ ba nói tỉnh ngộ thiền quan (cửa chùa) người sẽ thấy vậy.
Còn trong việc cầu xin của người nếu thấu hiểu và nắm vững được sự việc mà làm thì ắt gặp được nhiều may mắn và nhiều hứa hẹn trong tương lai đó.
Phải nghiên cứu kỹ công việc trước khi thực hành thì sự việc thành đạt chắc chắn. Thời vận tốt đến rồi, lo gì. Đánh số tốt. Biểu tượng: Gà.

Con số linh ứng: 2, 6, 22, 26, 62.