KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 264 - THỦY TRẠCH TIẾT ĐỘNG HÀO LỤC

1. Quẻ Thủy Trạch Tiết trong Kinh Dịch

Thủy Trạch Tiết: Chỉ dã. Giảm chế. Ngăn ngừa, tiết độ, kiềm chế, giảm bớt, chừng mực, nhiều thì tràn. Trạch thượng hữu thủy chi tượng: trên đầm có nước.
Không thể để cho ly tán hoài được, tất phải chặn bắt lại, tiết chế lại, cho nên sau quẻ Hoán tới quẻ Tiết.

Quẻ Tiết là quẻ hanh nhưng muốn hanh thì phải chọn đúng đường, không cần khổ tiết, không nên quá tích cực.

Hình ảnh quẻ Thủy Trạch Tiết

Thoán từ: Tiết hanh, khổ tiết bất khả trinh.

Tiết chế thì hanh thông. Nhưng tiết tiết chế đến mức cực khổ thì không ai chịu được lâu.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khảm, nội quái Đoài có nghĩa là nước ở trong đầm, cũng có thể hiểu là trong cái hiểm luôn được bình an.

Theo tượng quẻ, trên chằm có nước; bờ chằm hạn chế số nước chứa trong chằm, cho nên đặt tên là quẻ Tiết.
Cái gì cũng vừa phải thì mới tốt, thái quá cũng như bất cập đều xấu cả. Quẻ này có ba hào cương, ba hào nhu, không bên nào quá; lại thêm hào 2 và hào 5 đều là dương cương mà đắc trung, như vậy là xử sự đươc trúng tiết, cho nên việc gì cũng hanh thông. Nhưng tiết chế qúa, bắt người ta khổ cực thì không ai chịu được lâu, như vậy không còn hanh thông nữa.
Thoán truyện khuyên nhà cầm quyền nên theo luật tiết chế của trời đất: bốn mùa thay đổi, nắng mưa, nóng lạnh đều có chừng mực, mà trị dân: hạn chế lòng ham muốn, tính xa xỉ của con người, bắt dân làm việc vừa sức thôi, như vậy không tốn của cải, không hại dân (tiết dĩ chế độ, bất thương tài, bật hại dân). Lời đó giống lời khuyên trong Luận ngữ: "Tiết dụng nhi ái dân" (dè dặt trong việc tiêu dùng mà yên dân).
Đại tượng truyện khuyên người quân tử (quân tử ở đây trỏ hạng người trị dân) đặt ra số, độ, nghĩa là hạn định một chừng mực nào đó trong sự làm việc và hưởng thụ của dân, tùy đạo đức, tài nghệ của mỗi người. (Quân tử, dĩ chế số độ, nghị đức hạnh). Như vậy là Đại tượng truyện đã cho chữ tiết một tác dụng rất lớn: tiết chế có nghĩa gần như kế hoạch hoá ngày nay và có mục đích thi hành sự công bằng trong xã hội, như lời Đại tượng truyện quẻ Khiêm (xứng vật bình thí: cho sự vật được cân xứng, quân bình).

2. Quẻ Thủy Trạch Tiết động hào lục theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

卯日兒出林
午時正福臨
卯生於寅
方見天心.

Dịch âm:

Mão nhật nhi xuất lâm
Ngọ thời chính phước lâm
Mão sanh ư dần
Phương kiến thiên tâm.

Dịch nghĩa:

Trẻ ngày Mão ra rừng
Giờ Ngọ là phước đến
Mão từ Dần sanh
Mới thấy lòng trời.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Khổ tiết. Trinh hung. Hối vong." (Tiết chế quá sức. Hào này có hung hiểm. Nhưng khó khăn đã qua.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về nhà nghèo, cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Ra ngoài kiếm ăn, lang thang khắp bốn bể năm hồ như thế còn hay hơn. Người được quẻ này, ở nhà. ở quê hương làm ăn, không lợi bằng đi xa, càng đi xa càng khá giả hơn.
Quẻ này chủ nhà nghèo, cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Nếu ra ngoài kiếm ăn, lang thang khắp bốn bể năm hồ, không cần đóng đô tại chỗ nào, như thế lại còn hơn.
Người xin được quẻ này, ở nhà, ở quê hương không lợi bằng ra đi.
Càng ra đi cơm áo càng bảo đảm, càng khá giả hơn.
Muốn thành công phải có kế hoạch. Có thể gặp may trong các tháng 1, 2, 5. Biểu tượng: Cọp, Thỏ, Ngựa, Mèo. Đánh số hạp ít.

Con số linh ứng: 2, 4, 6, 24, 42, 46, 64.