KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 249 - THỦY PHONG TỈNH ĐỘNG HÀO TAM

1. Quẻ Thủy Phong Tỉnh trong Kinh Dịch

Thủy Phong Tỉnh: Tịnh dã. Trầm lặng. Ở chỗ nào cứ ở yên chỗ đó, xuống sâu, vực thẳm có nước, dưới sâu, cái giếng. Càn Khôn sát phối chi tượng: Trời Đất phối hợp lại.
Lên (Thăng) tới cùng thì bị khốn, mà té xuống dưới, cho nên sau quẻ Khốn tới quẻ Tỉnh (giếng, tức chỗ thấp hơn hết).

Quẻ Tỉnh có chính sách khoan hồng đại độ nhưng gặp lắm hiểm nguy, gây rối loạn nên không khéo léo có thể đi tới những sai biệt to lớn. Nên biết cách kết hợp với người tài, đức lớn mọi sự ắt thuận.

Hình ảnh quẻ Thủy Phong Tỉnh

Thoán từ: Tỉnh, cải ấp bất cải tỉnh, vô đắc vô táng, vãng lai tỉnh tỉnh.

Giếng: đổi ấp chứ không đổi giếng, nước giếng không kiệt mà cũng không thêm; người qua người lại để múc nước giếng. Gần đến nơi (đến giếng), chưa kịp thòng dây gàu xuống mà bể cái bình đựng nước, thì xấu.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khảm, nội quái Tốn tượng trưng cho giếng nước nuôi dân mãi mặc dầu thời thế có thay đổi như nào.

Theo tượng quẻ, trên là nước (Khảm), dưới là gỗ (Tốn ở đây không hiểu là gió mà hiểu là cây, là đồ bằng gỗ - trỏ cái gàu), có nghĩa là thòng cái gàu xuống nước để múc lên.
Theo hình của quẻ: dưới cùng là một âm, như mạch nước, rồi tiến lên là hai hào dương, như lớp đất ở đáy giếng; tiến lên nữa là hào âm, tức nước giếng, lòng giếng: trên nữa là một vạch liền, tức cái nấp giếng, trên cùng là một vạch đứt, tức miệng giếng.
Đại tượng truyện giảng một cách khác: nước (Khảm) ở trên cây (Tốn), tức là nhựa (nước từ dưới đất theo thân cây lên) ở ngọn cây, cũng như mạch nước ở trong giếng, chảy ra, cho nên gọi là quẻ Tỉnh.
Bản thể của cái giếng là ở đâu thì ở đấy, ấp còn có khi thay đổi, chứ giếng thì cố định; có nước mạch chảy vô giếng hoài, nên nước giếng không kiệt, nhưng nước giếng chỉ lên tới một mực nào đó, không khi nào tràn ra. Công dụng của giếng là ai cũng lại giếng để lấy nước (tỉnh tỉnh: chữ tỉnh trên là động từ, chữ tỉnh dưới là danh từ), kẻ qua người lại thường, người nào cũng nhờ nó mà có nước, nó giúp đỡ mọi người mà như vô tâm.
Nói về nhân sự thì người đi lấy nước, đã gần tới rồi, chưa kịp thòng dây gàu (duật) xuống, mà đánh vỡ cái bình đựng nước thì thật uổng công; vậy làm việc gì cũng phải cẩn thận, đến nơi đến chốn để khỏi thất bại nửa chừng.
Thoán truyện bảo giếng ở đâu ở đấy, không thay đổi như ấp, vậy là có đức cương trung của hào 2 và hào 5.
Đại tượng truyện khuyên người quân tử nên coi tượng cái giếng mà nuôi dân và chỉ cho dân cách giúp đỡ lẫn nhau.

2. Quẻ Thủy Phong Tỉnh động hào tam theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

榮枯早定莫嗟傷
辛苦他邦安享家鄉
為他人作嫁衣裳
今日君嘗
他年改調別人嘗.

Dịch âm:

Vinh khô tảo định mạc ta thương
Tân khổ tha bang an hưởng gia hương
Vị tha nhân tác giá y thường
Kim nhật quân thường
Tha niên cải điệu biệt nhân thường.

Dịch nghĩa:

Đừng than thở chuyện nên hư của cuộc đời
Cực khổ ở xứ người thì được an hưởng nơi quê nhà
Vì người mà tạo ra y phục
Ngày nay anh mặc
Ngày sau để người khác mặc.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Tĩnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc, khả dụng cấp. Vương minh, tính phụ kỳ phúc." (Nước giếng đục bẩn không ăn uống được, lòng ta khổ lắm. Sửa sang khơi giếng cho sạch, để dùng được. Vua anh minh như thế khiến mọi người đều vui vẻ.)
Quẻ này có tượng: Làm người khách lạ chốn tha hương cuộc đời có vất vả gian nan mới có thể ngồi hưởng cảnh yên vui vườn nương. Người xin được quẻ này có thể tự tìm lấy chân lý cho mình mà ăn ở thì thế nào cũng vui sướng thịnh vượng.
Ý thơ cho biết tất cả sự vinh hoa nhục sướng khổ đều đã có số định sẳn chớ nên than thở làm chi, ở quê người sao bằng quê mình sung sướng. May áo cưới mà người hưởng, nhưng thiên lý luân hồi, có ngày người làm mình hưởng. Nghĩa là việc đời không nê cưỡng cầu hãy cho nó tự do phát triển, bởi việc đời như Phật gia nói "sắc sắc không không" vậy.
Thế thì việc cầu xin của bạn cần phải bền lòng và giữ tâm lương thiện, cố gắng ắt có ngày sẽ được toại nguyện. Than mà chi tất cả đều có số mệnh. Nên ở ăn hiền đức, thì có ngày trời cho của mà hưởng. Cầu danh, lợi vừa phải. Đánh số được.

Con số linh ứng: 2, 4, 9, 24, 42, 49, 94.