KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 248 - THỦY PHONG TỈNH ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Thủy Phong Tỉnh trong Kinh Dịch

Thủy Phong Tỉnh: Tịnh dã. Trầm lặng. Ở chỗ nào cứ ở yên chỗ đó, xuống sâu, vực thẳm có nước, dưới sâu, cái giếng. Càn Khôn sát phối chi tượng: Trời Đất phối hợp lại.
Lên (Thăng) tới cùng thì bị khốn, mà té xuống dưới, cho nên sau quẻ Khốn tới quẻ Tỉnh (giếng, tức chỗ thấp hơn hết).

Quẻ Tỉnh có chính sách khoan hồng đại độ nhưng gặp lắm hiểm nguy, gây rối loạn nên không khéo léo có thể đi tới những sai biệt to lớn. Nên biết cách kết hợp với người tài, đức lớn mọi sự ắt thuận.

Hình ảnh quẻ Thủy Phong Tỉnh

Thoán từ: Tỉnh, cải ấp bất cải tỉnh, vô đắc vô táng, vãng lai tỉnh tỉnh.

Giếng: đổi ấp chứ không đổi giếng, nước giếng không kiệt mà cũng không thêm; người qua người lại để múc nước giếng. Gần đến nơi (đến giếng), chưa kịp thòng dây gàu xuống mà bể cái bình đựng nước, thì xấu.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khảm, nội quái Tốn tượng trưng cho giếng nước nuôi dân mãi mặc dầu thời thế có thay đổi như nào.

Theo tượng quẻ, trên là nước (Khảm), dưới là gỗ (Tốn ở đây không hiểu là gió mà hiểu là cây, là đồ bằng gỗ - trỏ cái gàu), có nghĩa là thòng cái gàu xuống nước để múc lên.
Theo hình của quẻ: dưới cùng là một âm, như mạch nước, rồi tiến lên là hai hào dương, như lớp đất ở đáy giếng; tiến lên nữa là hào âm, tức nước giếng, lòng giếng: trên nữa là một vạch liền, tức cái nấp giếng, trên cùng là một vạch đứt, tức miệng giếng.
Đại tượng truyện giảng một cách khác: nước (Khảm) ở trên cây (Tốn), tức là nhựa (nước từ dưới đất theo thân cây lên) ở ngọn cây, cũng như mạch nước ở trong giếng, chảy ra, cho nên gọi là quẻ Tỉnh.
Bản thể của cái giếng là ở đâu thì ở đấy, ấp còn có khi thay đổi, chứ giếng thì cố định; có nước mạch chảy vô giếng hoài, nên nước giếng không kiệt, nhưng nước giếng chỉ lên tới một mực nào đó, không khi nào tràn ra. Công dụng của giếng là ai cũng lại giếng để lấy nước (tỉnh tỉnh: chữ tỉnh trên là động từ, chữ tỉnh dưới là danh từ), kẻ qua người lại thường, người nào cũng nhờ nó mà có nước, nó giúp đỡ mọi người mà như vô tâm.
Nói về nhân sự thì người đi lấy nước, đã gần tới rồi, chưa kịp thòng dây gàu (duật) xuống, mà đánh vỡ cái bình đựng nước thì thật uổng công; vậy làm việc gì cũng phải cẩn thận, đến nơi đến chốn để khỏi thất bại nửa chừng.
Thoán truyện bảo giếng ở đâu ở đấy, không thay đổi như ấp, vậy là có đức cương trung của hào 2 và hào 5.
Đại tượng truyện khuyên người quân tử nên coi tượng cái giếng mà nuôi dân và chỉ cho dân cách giúp đỡ lẫn nhau.

2. Quẻ Thủy Phong Tỉnh động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

虛日旺相
法要推尋
四圍旋繞
對敵沖營.

Dịch âm:

Hư nhật vượng tướng
Pháp yếu thôi tầm
Tứ vi tuyền nhiễu
Đối địch xung doanh.

Dịch nghĩa:

Mặt trời rỗng mà tướng vượng
Chỗ trọng yếu của pháp phải gắng tìm
Bốn bề bị vây nhiễu
Phải xung phá kẻ địch mà ra.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Tĩnh cốc xạ phụ, ủng tệ lậu." (Nước đọng dưới đáy giếng chỉ có loài cá nhỏ mới sống được. Dùng loại tên bắn loại cá nhỏ ấy may ra còn được, dùng bình đến múc nước sẽ bị vỡ.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này có tượng đang ở trong cảnh nguy. Người được quẻ này nên khéo léo mà giữ mình, chơ có khoanh tay ngồi nhìn mà khốn đốn. Phàm mưu cầu việc gì, trước mắt chớ tưởng là tốt lành, cần phải cố gắng và giữ gìn cật lực mới được.
Quẻ này tượng: Cái đạo sinh khắc. Mà Ấm Dương gia có thể lấy để suy cầu. Ví như dùng binh đi đánh trận nếu đánh tan được chỗ trung doanh vững chắc nhất thì vậy tự khắc giải. Người xin được quẻ này nên lấy trí xảo mà thủ thắng, chớ có nên khoanh tay ngồi nhìn để tự khốn.
Theo ý quẻ nói, phàm cầu mưu việc gì, chớ tưởng trước mắt tốt lành là hay, mà cần phải cố gắng và đề phòng giữ gìn nữa mới được. Vậy việc cầu xin của bạn hãy nên cẩn thận và tính toán cho kỹ mới tiến hành và khi tiến hành cũng phải theo dõi công việc từng bước. Sơ ý thì hỏng.
Thận trọng, đừng tưởng dễ, mà hóa chẳng nên công. phải "Đông xông, Tây đột" thì sự việc mới mong thành. Đánh số hạp.

Con số linh ứng: 2, 4, 8, 24, 28, 42, 48, 82.