KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 247 - THỦY PHONG TỈNH ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Thủy Phong Tỉnh trong Kinh Dịch

Thủy Phong Tỉnh: Tịnh dã. Trầm lặng. Ở chỗ nào cứ ở yên chỗ đó, xuống sâu, vực thẳm có nước, dưới sâu, cái giếng. Càn Khôn sát phối chi tượng: Trời Đất phối hợp lại.
Lên (Thăng) tới cùng thì bị khốn, mà té xuống dưới, cho nên sau quẻ Khốn tới quẻ Tỉnh (giếng, tức chỗ thấp hơn hết).

Quẻ Tỉnh có chính sách khoan hồng đại độ nhưng gặp lắm hiểm nguy, gây rối loạn nên không khéo léo có thể đi tới những sai biệt to lớn. Nên biết cách kết hợp với người tài, đức lớn mọi sự ắt thuận.

Hình ảnh quẻ Thủy Phong Tỉnh

Thoán từ: Tỉnh, cải ấp bất cải tỉnh, vô đắc vô táng, vãng lai tỉnh tỉnh.

Giếng: đổi ấp chứ không đổi giếng, nước giếng không kiệt mà cũng không thêm; người qua người lại để múc nước giếng. Gần đến nơi (đến giếng), chưa kịp thòng dây gàu xuống mà bể cái bình đựng nước, thì xấu.

Tượng quẻ: Ngoại quái Khảm, nội quái Tốn tượng trưng cho giếng nước nuôi dân mãi mặc dầu thời thế có thay đổi như nào.

Theo tượng quẻ, trên là nước (Khảm), dưới là gỗ (Tốn ở đây không hiểu là gió mà hiểu là cây, là đồ bằng gỗ - trỏ cái gàu), có nghĩa là thòng cái gàu xuống nước để múc lên.
Theo hình của quẻ: dưới cùng là một âm, như mạch nước, rồi tiến lên là hai hào dương, như lớp đất ở đáy giếng; tiến lên nữa là hào âm, tức nước giếng, lòng giếng: trên nữa là một vạch liền, tức cái nấp giếng, trên cùng là một vạch đứt, tức miệng giếng.
Đại tượng truyện giảng một cách khác: nước (Khảm) ở trên cây (Tốn), tức là nhựa (nước từ dưới đất theo thân cây lên) ở ngọn cây, cũng như mạch nước ở trong giếng, chảy ra, cho nên gọi là quẻ Tỉnh.
Bản thể của cái giếng là ở đâu thì ở đấy, ấp còn có khi thay đổi, chứ giếng thì cố định; có nước mạch chảy vô giếng hoài, nên nước giếng không kiệt, nhưng nước giếng chỉ lên tới một mực nào đó, không khi nào tràn ra. Công dụng của giếng là ai cũng lại giếng để lấy nước (tỉnh tỉnh: chữ tỉnh trên là động từ, chữ tỉnh dưới là danh từ), kẻ qua người lại thường, người nào cũng nhờ nó mà có nước, nó giúp đỡ mọi người mà như vô tâm.
Nói về nhân sự thì người đi lấy nước, đã gần tới rồi, chưa kịp thòng dây gàu (duật) xuống, mà đánh vỡ cái bình đựng nước thì thật uổng công; vậy làm việc gì cũng phải cẩn thận, đến nơi đến chốn để khỏi thất bại nửa chừng.
Thoán truyện bảo giếng ở đâu ở đấy, không thay đổi như ấp, vậy là có đức cương trung của hào 2 và hào 5.
Đại tượng truyện khuyên người quân tử nên coi tượng cái giếng mà nuôi dân và chỉ cho dân cách giúp đỡ lẫn nhau.

2. Quẻ Thủy Phong Tỉnh động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

驀地狂風起
大樹盡掀揚
枝葉未凋零
培植終無恙.

Dịch âm:

Mộ địa cuồng phong khởi
Đại thụ tận hân dương
Chi diệp vị điêu linh
Bồi thực chung vô dạng.

Dịch nghĩa:

Đất rộng khởi cuồng phong
Cây lớn chịu lĩnh đủ
Cành lá chưa bị rụng
Chẳng cần phải vun bón.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Tĩnh nê bất thực; cựu tỉnh vô cầm." (Nước giếng toàn là bùn, không thể dùng để ăn uống; đến cầm thú cũng không đến uống nước ở cái giếng cũ đó.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về nghịch cảnh ập tới, ngoài cả dự liệu. Nhưng may mà nhờ có căn cơ vững nên rốt cuộc vẫn không sao. Những mưu cầu của bạn giai đoạn đầu ắt sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng cố gắng tìm cách vượt qua thì sẽ đạt thành ước nguyện.
Quẻ này chủ nghịch cảnh vụt tới, ngoài cả ý dự liệu ghê gớm đến kinh hồn táng đởm, cơ bề nguy hiểm đáng sợ. Nhưng may nhờ lá cây to chưa đến nổi đổ gãy hoàn toàn cành lá vẫn chưa tàn héo. Ta chỉ cần vun trồng cho cây là cây trở lại xanh tươi, sinh khí càng mạnh mẽ hơn xưa. Người xin được quẻ này có cái triệu bước lên hiểm nguy như bước từ đất liền chuyển nguy bình an được.
Ý quẻ nói thình lình gió bão cây to bị rung động, đó là ẩn ý cả anh tình của bạn đang vấp phải đều không may, nhưng quẻ lại dạy rằng tuy nhiên cành lá chưa bị rụng, nếu được bồi đắp lại thì cây đó vẫn sống, mà không có gì đáng ngại.
Vậy việc cầu mưu của bạn mới đầu ắt gặp khó khăn nhưng cố gắng tìm cách vượt qua thì khó khăn cũng sẽ lùi bước và thành đạt ước nguyện.
Đang giàu sang, bỗng suy tàn. Nhưng chẳng sao, gốc, ngọn vẫn còn, lo bồi đắp, ắt sẽ thành đạt lại. Chớ lo. Đánh số, hạp chút ít.

Con số linh ứng: 2, 4, 7, 24, 27, 42, 47, 74.