KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 252 - THỦY PHONG TỈNH ĐỘNG HÀO LỤC
1. Quẻ Thủy Phong Tỉnh trong Kinh Dịch
Thủy Phong Tỉnh: Tịnh dã. Trầm lặng. Ở chỗ nào cứ ở yên chỗ đó, xuống sâu, vực thẳm có nước, dưới sâu, cái giếng. Càn Khôn sát phối chi tượng: Trời Đất phối hợp lại.
Lên (Thăng) tới cùng thì bị khốn, mà té xuống dưới, cho nên sau quẻ Khốn tới quẻ Tỉnh (giếng, tức chỗ thấp hơn hết).
Quẻ Tỉnh có chính sách khoan hồng đại độ nhưng gặp lắm hiểm nguy, gây rối loạn nên không khéo léo có thể đi tới những sai biệt to lớn. Nên biết cách kết hợp với người tài, đức lớn mọi sự ắt thuận.
Hình ảnh quẻ Thủy Phong Tỉnh
Thoán từ: Tỉnh, cải ấp bất cải tỉnh, vô đắc vô táng, vãng lai tỉnh tỉnh.
Giếng: đổi ấp chứ không đổi giếng, nước giếng không kiệt mà cũng không thêm; người qua người lại để múc nước giếng. Gần đến nơi (đến giếng), chưa kịp thòng dây gàu xuống mà bể cái bình đựng nước, thì xấu.
Tượng quẻ: Ngoại quái Khảm, nội quái Tốn tượng trưng cho giếng nước nuôi dân mãi mặc dầu thời thế có thay đổi như nào.
Theo tượng quẻ, trên là nước (Khảm), dưới là gỗ (Tốn ở đây không hiểu là gió mà hiểu là cây, là đồ bằng gỗ - trỏ cái gàu), có nghĩa là thòng cái gàu xuống nước để múc lên.
Theo hình của quẻ: dưới cùng là một âm, như mạch nước, rồi tiến lên là hai hào dương, như lớp đất ở đáy giếng; tiến lên nữa là hào âm, tức nước giếng, lòng giếng: trên nữa là một vạch liền, tức cái nấp giếng, trên cùng là một vạch đứt, tức miệng giếng.
Đại tượng truyện giảng một cách khác: nước (Khảm) ở trên cây (Tốn), tức là nhựa (nước từ dưới đất theo thân cây lên) ở ngọn cây, cũng như mạch nước ở trong giếng, chảy ra, cho nên gọi là quẻ Tỉnh.
Bản thể của cái giếng là ở đâu thì ở đấy, ấp còn có khi thay đổi, chứ giếng thì cố định; có nước mạch chảy vô giếng hoài, nên nước giếng không kiệt, nhưng nước giếng chỉ lên tới một mực nào đó, không khi nào tràn ra. Công dụng của giếng là ai cũng lại giếng để lấy nước (tỉnh tỉnh: chữ tỉnh trên là động từ, chữ tỉnh dưới là danh từ), kẻ qua người lại thường, người nào cũng nhờ nó mà có nước, nó giúp đỡ mọi người mà như vô tâm.
Nói về nhân sự thì người đi lấy nước, đã gần tới rồi, chưa kịp thòng dây gàu (duật) xuống, mà đánh vỡ cái bình đựng nước thì thật uổng công; vậy làm việc gì cũng phải cẩn thận, đến nơi đến chốn để khỏi thất bại nửa chừng.
Thoán truyện bảo giếng ở đâu ở đấy, không thay đổi như ấp, vậy là có đức cương trung của hào 2 và hào 5.
Đại tượng truyện khuyên người quân tử nên coi tượng cái giếng mà nuôi dân và chỉ cho dân cách giúp đỡ lẫn nhau.
2. Quẻ Thủy Phong Tỉnh động hào lục theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
休休休
過了三年又六周
不猛省
禍到頭.
Dịch âm:
Hưu hưu hưu
Quá liễu tam niên hựu lục chu
Bất mãnh tỉnh
Hoạ đáo đầu.
Dịch nghĩa:
Thôi thôi thôi
Khoảng chừng ba năm rưỡi trở lại đây có hành động xấu
Không chịu tỉnh ngộ sửa đổi
Tai họa đến.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Tình thu vô mạc, Hữu phu, nguyên cát." (Miệng giếng đã đặt bánh quay, không cần đậy. Có điềm ứng rất tốt đẹp.
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về có sự lầm lạc đã lâu. Người được quẻ này cần phải tỉnh ngộ thì mới có hy vọng mứu tính làm ăn thành công. Nếu không, nhất định sẽ gặp nhiều bất trắc. Vận trình của bạn hiện còn bế tắc chưa được hanh thông, nên an phận chờ thời, sẽ rất tốt đẹp.
Quẻ này chỉ bảo rõ: Tai vạ, lầm lạc đang tới, mọi việc chẳng việc nào thành. Muốn hy vọng để có thể mưu tính làm ăn, cần phải để cho quá ba năm sáu tháng mới chắc. Nếu không nhất định phải chịu những điều nguy hiểm bất trắc. Cẩn thận kẻo lầm lỡ, thua lỗ.
Căn cứ quẻ thơ này mà bàn, quẻ xấu, không có gì đáng cầu nữa, yên phận là hơn, nhất là việc cầu tài nên gạt bỏ ý muốn đó đi vì quẻ quá xấu, nghĩa là vận trình của bạn còn bế tắc chưa được hanh thông thì cầu cái gì được nữa. Hơn nữa xưa có câu: "Nhân vì tài, tử. Điểu vì thực, vong" Vậy nên tự liệu cho kỹ thôi.
Quá xấu, mọi việc đều bế tắc cả. Yên phận chờ thời, tính cũng mất công mà thôi. Đánh số, bất thông.
Con số linh ứng: 2, 5, 25, 52.