KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 2 - THIÊN VI CÀN ĐỘNG HÀO NHỊ
1. Quẻ Thiên Vi Càn trong Kinh Dịch
Thiên Vi Càn: Kiện dã. Chính yếu. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên Khang Hanh Lợi Trinh chi tượng: tượng vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành.
Bốn đức tính Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh chỉ Càn và Khôn có nên chủ đạo làm điều thiện lớn. Quẻ Thuần Càn có 6 hào đều là hào dương. Hình dung tình trạng cương cường, sáng sủa cực độ. Dù mạnh mẽ nhưng không có tàn bạo, chính nghĩa của đạo Trời muôn vật che chở, giúp đời an dân. Việc nào xứng với việc đó, đều thuận.
Hình ảnh quẻ Thiên Vi Càn
Thoán từ: Càn Nguyên. Hanh. Lợi. Trinh.
Càn (có bốn đức – đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền.
Tượng quẻ: Quẻ Càn có 6 hào đều là hào dương
Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng.
Về sau, tác giả Thoán truyện (tương truyền là Khổng tử, nhưng không chắc), cho quẻ này một ý nghĩa về vũ trụ, Càn gồm sáu hào đều là dương cả, có nghĩa rất cương kiện, tượng trưng cho trời.
Trời có đức "nguyên" vì là nguồn gốc của vạn vật; có đức "hanh" vì làm ra mây, mưa để cho vạn vật sinh trưởng đến vô cùng, có đức "lợi" và "trinh" vì biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được bẩm tính được nguyên khí cho thái hòa (cực hòa) .
Bậc thánh nhân đứng đầu muôn vật, theo đạo Càn thì thiên hạ bình an vô sự.
Tác giả Văn Ngôn truyện cho quẻ này thêm một ý nghĩa nữa về nhân sinh, đạo đức. Càn tượng trưng cho người quân tử. Người quân tử có bốn đức: Nhân, đức lớn nhất, gốc của lòng người, tức như đức "nguyên" của trời. Lễ, là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông, cho nên lễ tức như đức "hanh" của trời. Nghĩa, đức này làm cho mọi người được vui vẻ sung sướng, tức như đức "lợi" của trời. Trí, là sáng suốt, biết rõ thị phị, có biết thị phi mới làm được mọi việc cho nên nó là đức cốt cán, cũng như đức "trinh" chính và bền – của trời. Nguyên, hanh, lợi , trinh mà giảng thành nhân, lễ, nghĩa, trí, (bốn đức chính của đạo Nho) thì rõ là chịu ảnh hưởng nặng của Nho gia mà ý nghĩa và công dụng của Dịch đã thay đổi khá nhiều rồi.
Trở lên trên là cách hiểu của tiên Nho, các nhà Nho chính thống. Còn vài cách hiểu "mới mẻ" hơn của một số học giả gần đây, như phùng Hữu Lan, Tào Thăng, Cao Hanh.
2. Quẻ Thiên Vi Càn động hào nhị theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
地有神
甚威靈
興邦輔國
尊主庇民.
Dịch âm:
Địa hữu Thần
Thậm uy linh
Hưng bang phụ quốc
Tôn Chúa tý dân.
Dịch nghĩa:
Đất có Thần
Rất oai linh
Phò quốc hưng bang
Giúp dân tôn Chúa.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Hiện long tại điền, lợi hiện đại nhân" (Rồng hiện ra ở ruộng, bậc đại nhân nên xuất hiện để thi thố.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ mưu tính bất cứ việc gì đều được vừa ý. Người được quẻ này, muốn xem về công việc làm ăn thì sự nghiệp vững bền, cầu tài thì có tiền, cầu danh thì được lên chức, cầu duyên thì được toại long. Dù quẻ rất tốt, nhưng cũng cần phải cố gắng mới được.
Quẻ này chủ mưu vọng bất cứ một chuyện gì đều được thuận toại. Quan lại bói xem thì có cái vui thăng quan tiến chức. Kẻ sĩ bói xem thì có cái mừng đạt được công danh. Kẻ muốn xem về tiến trình thì phúc lộc lâu dài. Người muốn xem về sự nghiệp thì cơ sở vững bền. Tất cả đều tốt đẹp, duy chỉ có cầu tài thì vô vọng.
Quẻ này khá lắm, cầu mưu việc gì đều không trở ngại. Cầu tài có tiền, cầu công danh được lên chức, cầu duyên nợ được toại lòng, nhưng phải tận tụy và thành tâm với việc cầu, đừng làm những đều trái với lương tâm.
Bởi vì ta đã hiểu rằng: Đức là tất cả, đức tạo nên hạnh phúc cho người. Cho nên quẻ chú ý khuyên nhủ người nên tạo đức thêm dày, để được trọn việc sở cầu.
Căn cứ ý quẻ nói trên, sự cầu xin của người, hãy nén lòng góp sức người trong gia đình, đừng nản chí, ráng sức tiến tới, thì sẽ giải quyết được vấn đề của người trông mong trong mai sau. Dẫu là quá tốt đẹp, mọi sự hanh thông, chỉ hiềm cần cố gắng mới được. Chớ không phải việc dễ, mà chẳng cố. Đánh số rất tốt.
Con số linh ứng: 2, 20, 22, 32.