KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 1 - THIÊN VI CÀN ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Thiên Vi Càn trong Kinh Dịch

Thiên Vi Càn: Kiện dã. Chính yếu. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên Khang Hanh Lợi Trinh chi tượng: tượng vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành.

Bốn đức tính Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh chỉ Càn và Khôn có nên chủ đạo làm điều thiện lớn. Quẻ Thuần Càn có 6 hào đều là hào dương. Hình dung tình trạng cương cường, sáng sủa cực độ. Dù mạnh mẽ nhưng không có tàn bạo, chính nghĩa của đạo Trời muôn vật che chở, giúp đời an dân. Việc nào xứng với việc đó, đều thuận.

Hình ảnh quẻ Thiên Vi Càn

Thoán từ: Càn Nguyên. Hanh. Lợi. Trinh.

Càn (có bốn đức – đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền.

Tượng quẻ: Quẻ Càn có 6 hào đều là hào dương

Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng.
Về sau, tác giả Thoán truyện (tương truyền là Khổng tử, nhưng không chắc), cho quẻ này một ý nghĩa về vũ trụ, Càn gồm sáu hào đều là dương cả, có nghĩa rất cương kiện, tượng trưng cho trời.
Trời có đức "nguyên" vì là nguồn gốc của vạn vật; có đức "hanh" vì làm ra mây, mưa để cho vạn vật sinh trưởng đến vô cùng, có đức "lợi" và "trinh" vì biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được bẩm tính được nguyên khí cho thái hòa (cực hòa) .
Bậc thánh nhân đứng đầu muôn vật, theo đạo Càn thì thiên hạ bình an vô sự.
Tác giả Văn Ngôn truyện cho quẻ này thêm một ý nghĩa nữa về nhân sinh, đạo đức. Càn tượng trưng cho người quân tử. Người quân tử có bốn đức: Nhân, đức lớn nhất, gốc của lòng người, tức như đức "nguyên" của trời. Lễ, là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông, cho nên lễ tức như đức "hanh" của trời. Nghĩa, đức này làm cho mọi người được vui vẻ sung sướng, tức như đức "lợi" của trời. Trí, là sáng suốt, biết rõ thị phị, có biết thị phi mới làm được mọi việc cho nên nó là đức cốt cán, cũng như đức "trinh" chính và bền – của trời. Nguyên, hanh, lợi , trinh mà giảng thành nhân, lễ, nghĩa, trí, (bốn đức chính của đạo Nho) thì rõ là chịu ảnh hưởng nặng của Nho gia mà ý nghĩa và công dụng của Dịch đã thay đổi khá nhiều rồi.
Trở lên trên là cách hiểu của tiên Nho, các nhà Nho chính thống. Còn vài cách hiểu "mới mẻ" hơn của một số học giả gần đây, như phùng Hữu Lan, Tào Thăng, Cao Hanh.

2. Quẻ Thiên Vi Càn động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

天門一樹榜
預定奪標人
馬嘶芳草地
秋高聽鹿鳴.

Dịch âm:

Thiên môn nhất thụ bảng
Dự định đoạt tiêu nhân
Mã tê phương thảo địa
Thu cao thính lộc minh.

Dịch nghĩa:

Cửa Trời ngôi vị sẵn
Ai kẻ đoạt công đầu
Cỏ thơm vang ngựa hí
Thu mát vẳng hươu kêu.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Tiềm long, vật dụng." (Rồng lặn, tạm thời chớ có hành động).
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này cầu việc gì cũng may mắn, cũng toại nguyện, vì câu thứ ba ví người bói quẻ giống như "ngựa hí trên đồng cỏ thơm" và câu thứ tư còn nói thêm rằng "thu gần qua, nghe tiếng nai kêu". Mùa thu là ảm đạm, đã gần qua; "lộc" cũng là nai, cũng tượng trưng cho "tài lộc: Ý quẻ muốn nói tài lộc sắp đến. Cầu danh, cầu việc đều thành
Quẻ này chủ: Con Rồng hiện trên ruộng, rất lợi khi gặp người đại nhân quân tử. Được thì suốt ngày nơm nớp, chiều tới thì lo lắng giữ gìn. Bởi thế nên lấy đó mà tự cường ở trên thì không kêu, ở dưới thì không lo. Thật là Đại cát vậy.
Quẻ này cầu bất cứ việc gì cũng đều được may mắn, vì câu thứ ba tả rằng "Nay người xin cầu như con ngựa hí ngoài đồng cỏ xanh tươi" và câu thứ tư còn thêm rằng "Cuối thu được nghe tiếng nay". Cảnh thanh thản an nhàn biết bao, vậy còn gì hơn nữa.
Ý quẻ muốn nói rằng: cầu xin việc gì đều toại nguyện. Buổi phú quý, vinh hoa ắt đến, và hoá rủi thành may, đó là một quẻ đại cát, cầu danh cầu việc đắt thành vậy.
Hơn nữa, câu thứ nhất đã nói rất rõ rồi "Cửa trời treo bảng đề danh", cầu danh, cầu mưu, cầu lợi đều đạt. Còn lo gì nữa.

Con số linh ứng: 1, 10, 11, 21, 31.