KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 5 - THIÊN VI CÀN ĐỘNG HÀO NGŨ
1. Quẻ Thiên Vi Càn trong Kinh Dịch
Thiên Vi Càn: Kiện dã. Chính yếu. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên Khang Hanh Lợi Trinh chi tượng: tượng vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành.
Bốn đức tính Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh chỉ Càn và Khôn có nên chủ đạo làm điều thiện lớn. Quẻ Thuần Càn có 6 hào đều là hào dương. Hình dung tình trạng cương cường, sáng sủa cực độ. Dù mạnh mẽ nhưng không có tàn bạo, chính nghĩa của đạo Trời muôn vật che chở, giúp đời an dân. Việc nào xứng với việc đó, đều thuận.
Hình ảnh quẻ Thiên Vi Càn
Thoán từ: Càn Nguyên. Hanh. Lợi. Trinh.
Càn (có bốn đức – đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền.
Tượng quẻ: Quẻ Càn có 6 hào đều là hào dương
Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng.
Về sau, tác giả Thoán truyện (tương truyền là Khổng tử, nhưng không chắc), cho quẻ này một ý nghĩa về vũ trụ, Càn gồm sáu hào đều là dương cả, có nghĩa rất cương kiện, tượng trưng cho trời.
Trời có đức "nguyên" vì là nguồn gốc của vạn vật; có đức "hanh" vì làm ra mây, mưa để cho vạn vật sinh trưởng đến vô cùng, có đức "lợi" và "trinh" vì biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được bẩm tính được nguyên khí cho thái hòa (cực hòa) .
Bậc thánh nhân đứng đầu muôn vật, theo đạo Càn thì thiên hạ bình an vô sự.
Tác giả Văn Ngôn truyện cho quẻ này thêm một ý nghĩa nữa về nhân sinh, đạo đức. Càn tượng trưng cho người quân tử. Người quân tử có bốn đức: Nhân, đức lớn nhất, gốc của lòng người, tức như đức "nguyên" của trời. Lễ, là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông, cho nên lễ tức như đức "hanh" của trời. Nghĩa, đức này làm cho mọi người được vui vẻ sung sướng, tức như đức "lợi" của trời. Trí, là sáng suốt, biết rõ thị phị, có biết thị phi mới làm được mọi việc cho nên nó là đức cốt cán, cũng như đức "trinh" chính và bền – của trời. Nguyên, hanh, lợi , trinh mà giảng thành nhân, lễ, nghĩa, trí, (bốn đức chính của đạo Nho) thì rõ là chịu ảnh hưởng nặng của Nho gia mà ý nghĩa và công dụng của Dịch đã thay đổi khá nhiều rồi.
Trở lên trên là cách hiểu của tiên Nho, các nhà Nho chính thống. Còn vài cách hiểu "mới mẻ" hơn của một số học giả gần đây, như phùng Hữu Lan, Tào Thăng, Cao Hanh.
2. Quẻ Thiên Vi Càn động hào ngũ theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
春雷震
夏風巽
臥龍起
猛虎驚
風雲會合
救濟蒼生.
Dịch âm:
Xuân lôi chấn
Hạ phong tốn
Ngoạ long khởi
Mãnh hổ kinh
Phong vân hội hợp
Cứu tế thương sinh.
Dịch nghĩa:
Mùa Xuân có sấm sét
Mùa Hạ có gió thổi
Rồng nằm bay lên
Cọp mạnh kinh sợ
Gió mây hội họp
Cứu giúp sinh linh.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Phi Long tại thiên, lợi hiện đại nhân." (Rồng bay trên trời, bậc đại nhân nên xuất hiện.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này nói đã đến thời cơ hành động, vận đã đến lúc hành thông. Cũng là lúc cho bậc đại nhân làm việc giúp đời. Vì vậy mọi mưu cầu ắt được toại nguyện. Cầu tài, cầu danh tốt nhất, nếu chờ ngày Dần, ngày Thìn thì tốt hơn.
Quẻ này chủ đợi thời hãy hành động, Người xin được quẻ này nên chờ nuôi tinh thần để chờ dịp thần phân phát, nhất thiết chớ khinh cử vọng động để đến nổi chịu hại. Thuận theo thì khá, ngược lại ắt mệt đó.
Quẻ này tốt lắm. Vận thời sắp đến lúc hanh thông, vì đã đến lúc thuận theo thiên thời. Bởi quẻ nói: Mùa Xuân có sấm động, mùa hạ có gió đông, đó là hiện tượng của trời đất giao thái, thì con Rồng ắt đến lúc tung hoành trong mây, mà Cọp dữ kia cũng phải kinh sợ, và khi gió mây tụ họp càng là lúc đắc chí của Rồng. Hơn nữa, Rồng là tượng trưng cho thần oai cao thượng, thanh bình an vui. Cho nên người cầu xin được quẻ này, sở cầu mưu ắt được toại nguyện.
Tuy nhiên, thời vận hanh thông cần phải chờ có cơ duyên, như câu chót trong quẻ nói "gió mây hội họp, mới là dịp may thành đạt" vậy.
Quẻ dạy: Cầu tài, cầu danh thì tốt nhất, nếu cần chờ ngày Dần, ngày Thìn thì đẹp hơn. Vì quẻ có biểu tượng Rồng và Cọp. Đánh số nên lấy con nầy làm căn bản. Tốt lắm.
Con số linh ứng: 5, 15, 25, 35, 50, 55.