KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 6 - THIÊN VI CÀN ĐỘNG HÀO LỤC
1. Quẻ Thiên Vi Càn trong Kinh Dịch
Thiên Vi Càn: Kiện dã. Chính yếu. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên Khang Hanh Lợi Trinh chi tượng: tượng vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành.
Bốn đức tính Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh chỉ Càn và Khôn có nên chủ đạo làm điều thiện lớn. Quẻ Thuần Càn có 6 hào đều là hào dương. Hình dung tình trạng cương cường, sáng sủa cực độ. Dù mạnh mẽ nhưng không có tàn bạo, chính nghĩa của đạo Trời muôn vật che chở, giúp đời an dân. Việc nào xứng với việc đó, đều thuận.
Hình ảnh quẻ Thiên Vi Càn
Thoán từ: Càn Nguyên. Hanh. Lợi. Trinh.
Càn (có bốn đức – đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền.
Tượng quẻ: Quẻ Càn có 6 hào đều là hào dương
Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng.
Về sau, tác giả Thoán truyện (tương truyền là Khổng tử, nhưng không chắc), cho quẻ này một ý nghĩa về vũ trụ, Càn gồm sáu hào đều là dương cả, có nghĩa rất cương kiện, tượng trưng cho trời.
Trời có đức "nguyên" vì là nguồn gốc của vạn vật; có đức "hanh" vì làm ra mây, mưa để cho vạn vật sinh trưởng đến vô cùng, có đức "lợi" và "trinh" vì biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được bẩm tính được nguyên khí cho thái hòa (cực hòa) .
Bậc thánh nhân đứng đầu muôn vật, theo đạo Càn thì thiên hạ bình an vô sự.
Tác giả Văn Ngôn truyện cho quẻ này thêm một ý nghĩa nữa về nhân sinh, đạo đức. Càn tượng trưng cho người quân tử. Người quân tử có bốn đức: Nhân, đức lớn nhất, gốc của lòng người, tức như đức "nguyên" của trời. Lễ, là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông, cho nên lễ tức như đức "hanh" của trời. Nghĩa, đức này làm cho mọi người được vui vẻ sung sướng, tức như đức "lợi" của trời. Trí, là sáng suốt, biết rõ thị phị, có biết thị phi mới làm được mọi việc cho nên nó là đức cốt cán, cũng như đức "trinh" chính và bền – của trời. Nguyên, hanh, lợi , trinh mà giảng thành nhân, lễ, nghĩa, trí, (bốn đức chính của đạo Nho) thì rõ là chịu ảnh hưởng nặng của Nho gia mà ý nghĩa và công dụng của Dịch đã thay đổi khá nhiều rồi.
Trở lên trên là cách hiểu của tiên Nho, các nhà Nho chính thống. Còn vài cách hiểu "mới mẻ" hơn của một số học giả gần đây, như phùng Hữu Lan, Tào Thăng, Cao Hanh.
2. Quẻ Thiên Vi Càn động hào lục theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
非玄非奧
非淺非深
一個妙道
著意搜尋.
Dịch âm:
Phi huyền phi áo
Phi thiển phi thâm
Nhất cá diệu đạo
Trước ý sưu tầm.
Dịch nghĩa:
Chẳng huyền (mờ mịt) chẳng áo (sâu kín)
Chẳng cạn chẳng sâu
Một con đường kỳ diệu
Suy gẫm cân đo
Gắng chí tầm.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Hãng long hữu hối" (Rồng ở trong đầm lầy, có hối hận)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này ngụ ý khuyên nên đi tìm cái đạo huyền diệu cho cuộc đời mình. Thực ra thì "diệu đạo" chẳng ở đâu xa, chỉ là mình không giác ngộ đố thôi. Người được quẻ này nên lưu tâm, phải tính toán kỹ lưỡng từ đầu, đừng để rơi vào hoàn cảnh khốn cùng. Muốn thành đạt ý nguyện thì càng phải khéo léo dò dẫm từng bước tiến tới, chớ quá nóng vội mà gây ra những điều không hay. Quẻ này cầu tài không mấy lợi. Cầu danh thì phải cố gắng nhiều may ra mới thành.
Tưởng rằng điều khó hiểu ai ngờ đã tìm ra. Lâu nay không biết chỉ tại ít để ý tới việc đời, không nghiên cứu kỹ sự vật đó thôi. Quẻ này ngụ ý khuyên ta nên đi tìm tìm lấy cái đạo huyền diệu cho cuộc sống của mình. Thực ra thì cái diệu đạo chẳng ở đâu xa, chỉ là sự giác ngộ của mình đó thôi.
Người cầu xin được quẻ này nên lưu tâm về việc đã định cầm mưu và phải tính toán kỹ lưỡng từ đầu, bởi trong quẻ câu thứ nhất nói rất là tế nhị. Hơn nữa, ta muốn thành đạt theo ý nguyện thì càng nên khéo léo và dò dẫm từng bước tiến, chớ quá nóng nảy gây những điều không hay.
Ý quẻ muốn khuyên nhủ ta thận trọng, cân nhắc trong mọi công việc nhất là việc đang tính làm ăn tiểu tâm nghiên cứu chu đáo, rồi hãy tiến tới thì mới mong thành đạt. Sách có câu "Dục tốc bất đạt" vậy.
Quẻ vừa phải. Cầu tài không mấy lợi. Cầu danh phải cố gắng, may ra mới mong thành đạt. Nhẫn Nhẫn. Việc đánh số, cầu hên xuôi, ít thuận lợi. Thận trọng.
Con số linh ứng: 6, 16, 26, 36, 60, 66.