KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 10 - THIÊN TRẠCH LÝ ĐỘNG HÀO TỨ
1. Quẻ Thiên Trạch Lý trong Kinh Dịch
Thiên Trạch Lý: Lễ dã. Lộ hành. Nghi lễ, có chừng mực, khuôn phép, dẫm lên, không cho đi sai, có ý chặn đường thái quá, hệ thống, pháp lý. Hổ lang đang đạo chi tượng: tượng hổ lang đón đường.
Đầu quẻ Tiểu Súc đã nói súc còn có nghĩa là chứa, nhóm (như súc tích)
Tự quái truyện dùng nghĩa đó mà giảng: khi đã nhóm họp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội phải theo lễ, dẫm lên cái lễ, không chệch ra ngoài (chúng ta thường nói dẫm lên dấu chân của một người để diễn cái ý theo đúng đường lối người ấy); mà dẫm lên, chữ Hán gọi là ☲, do đó sau quẻ Tiểu súc, tới quẻ Lí. Cách giải thích đó có phần nào gượng ép.
Lý có nghĩa là lễ. Quẻ này có nghĩa là sự tôn ty, lẽ phải. Trong đạo làm người lễ là gốc, là con đường con người ta xéo lên. Quẻ có trên dưới phân minh hợp lẽ âm dương, có tính âm nhu vui vẻ. Lấy sự nhu thuận, vui vẻ để ứng phó với sự cương cường. Quẻ Lý mềm xéo theo cứng. Ứng với Trời làm đẹp lòng, thế nên xéo lên đuôi cọp không cần người.
Hình ảnh quẻ Thiên Trạch Lý
Thoán từ: Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh
Dẫm lên đuôi cọp, mà cọp không cắn, hanh thông.
Tượng quẻ: Quẻ Lý có Càn dương cương ở trên, Đoài âm nhu ở dưới. Điều này hợp với lẽ thường của quy luật vũ trụ. Quẻ này toàn hào dương, trừ một hào âm làm chủ quẻ.
Trên là dương cương, là Càn, là trời: dưới là âm nhu, là Đoài, là chằm, vậy là trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn. Ba chữ "lý hổ vĩ" chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ nên hiểu là đi theo sau cọp, lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường.
Thoán truyện bàn thêm: Hào 5 quẻ này là dương mà trung, chính, xứng với ngôi chí tôn, chẳng có tệ bệnh gì cả mà lại được quang minh.
Đại tượng truyện: bảo trên dưới phân minh (có tài đức ở trên, kém tài đức ở dưới) như vậy lòng dân mới không hoang mang (định dân chí) không có sự tranh giành.
2. Quẻ Thiên Trạch Lý động hào tứ theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
嘹嚦征鴻獨出群
高飛羽翼更糾紛
雲程北進好音遂聞
朝雲暮雨交加有憑.
Dịch âm:
Liêu lịch chinh hồng độc xuất quần
Cao phi vũ dực cánh củ phân
Vân trình bắc tiến hảo âm toại văn
Triêu vân mộ vũ giao gia hữu bằng.
Dịch nghĩa:
Chim nhạn lẻ loi một mình tách khỏi bầy, hãy bay lên cao đi, đừng quyến luyến làm gì, đi về hướng Bắc sẽ nghe được tiếng tốt, dù có gió sớm mưa chiều
Cũng không đè nổi cánh chim bằng.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Lý hổ vĩ, sách sách, chung cát." (Dẫm đuôi cọp, tuy sợ hãi nhưng sau cũng tốt lành.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này là đại cát, thời vận đã đến lúc hanh thông. Người tuy cô đơn nhưng có tài, có thể bay cao tiến xa. Vì vậy, mọi sự mưu cầu đều được toại lòng. Nhưng nên lưu ý, hướng làm ăn thuận lợi là hướng Bắc. Cầu việc, cầu tài nên tìm về phương Bắc thì đại cát lợi.
Công danh phú quý, có cần khổ mới có được. Hoàn thành công việc mình thì hoàng thiên ắt chẳng phụ ta. Trái lại, nếu dục vọng nhiều mà biếng nhác quen thân, hoặc trước siêng sau nhác thì chắng khác nào mui xe ở bắc mà trục bánh xe ở nam vậy.
Quẻ này tốt lắm, thời vận đến lúc hanh thông rồi vậy. Quẻ cho biết rằng: Người tuy là cô đơn, nhưng là kẻ có tài, nên nay lại được xuất chúng. Có thể bay cao chơi xa, tất cả sự cầu mưu đều được may mắn toại lòng. Phủ khứ thái lai đấy.
Nhưng có điều hãy nên lưu ý, theo ý quẻ hướng làm ăn thuận lợi về hướng bắc hơn, như trong câu thơ thứ 3 nói: Hướng bắc đường xa tin sẽ lại, đó là ám chỉ đại lợi về hướng Bắc vậy.
Quẻ dạy: Cầu mưu, cầu tài nên tìm về hướng Bắc cầu tài đạt mười phân vẹn mười. Biểu tượng chim: chim Hồng.
Con số linh ứng: 1, 10, 11, 21, 100.