KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 9 - THIÊN TRẠCH LÝ ĐỘNG HÀO TAM

1. Quẻ Thiên Trạch Lý trong Kinh Dịch

Thiên Trạch Lý: Lễ dã. Lộ hành. Nghi lễ, có chừng mực, khuôn phép, dẫm lên, không cho đi sai, có ý chặn đường thái quá, hệ thống, pháp lý. Hổ lang đang đạo chi tượng: tượng hổ lang đón đường.
Đầu quẻ Tiểu Súc đã nói súc còn có nghĩa là chứa, nhóm (như súc tích)
Tự quái truyện dùng nghĩa đó mà giảng: khi đã nhóm họp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội phải theo lễ, dẫm lên cái lễ, không chệch ra ngoài (chúng ta thường nói dẫm lên dấu chân của một người để diễn cái ý theo đúng đường lối người ấy); mà dẫm lên, chữ Hán gọi là ☲, do đó sau quẻ Tiểu súc, tới quẻ Lí. Cách giải thích đó có phần nào gượng ép.

Lý có nghĩa là lễ. Quẻ này có nghĩa là sự tôn ty, lẽ phải. Trong đạo làm người lễ là gốc, là con đường con người ta xéo lên. Quẻ có trên dưới phân minh hợp lẽ âm dương, có tính âm nhu vui vẻ. Lấy sự nhu thuận, vui vẻ để ứng phó với sự cương cường. Quẻ Lý mềm xéo theo cứng. Ứng với Trời làm đẹp lòng, thế nên xéo lên đuôi cọp không cần người.

Hình ảnh quẻ Thiên Trạch Lý

Thoán từ: Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh

Dẫm lên đuôi cọp, mà cọp không cắn, hanh thông.

Tượng quẻ: Quẻ Lý có Càn dương cương ở trên, Đoài âm nhu ở dưới. Điều này hợp với lẽ thường của quy luật vũ trụ. Quẻ này toàn hào dương, trừ một hào âm làm chủ quẻ.

Trên là dương cương, là Càn, là trời: dưới là âm nhu, là Đoài, là chằm, vậy là trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn. Ba chữ "lý hổ vĩ" chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ nên hiểu là đi theo sau cọp, lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường.
Thoán truyện bàn thêm: Hào 5 quẻ này là dương mà trung, chính, xứng với ngôi chí tôn, chẳng có tệ bệnh gì cả mà lại được quang minh.
Đại tượng truyện: bảo trên dưới phân minh (có tài đức ở trên, kém tài đức ở dưới) như vậy lòng dân mới không hoang mang (định dân chí) không có sự tranh giành.

2. Quẻ Thiên Trạch Lý động hào tam theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

貴客相逢更可期
庭前枯木鳳來儀
好將短事求長事
休聽旁人說是非.

Dịch âm:

Quí khách tương phùng cánh khả kỳ
Đình tiền khô mộc phượng lai nghi
Hảo tương đoản sự cầu trường sự
Hưu thính bàng nhân thuyết thị phi.

Dịch nghĩa:

May mắn gặp được khách quí
Cây khô trước sân có chim phượng đến đậu
Hãy lấy việc ngắn mà tìm việc dài
Đừng nghe những lời thị phi của người ngoài.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Miểu năng thị, bả năng lý, lý hổ vĩ, diệt nhân hung, võ nhân vu đại quân" (Chột mà nhìn, què mà bước đi, coi chừng dẫm phải đuôi cọp, mà bị tai họa cọp cắn người, tướng võ mà ở ngôi vua.)
Ý thơ của Khổng Minh nói, người bói quẻ này được quý nhân đề bạt, ngoài hẳn dự liệu của mình. Tuy nhiên, nếu không tu dưỡng tài đức thì rất dễ bị tai họa. Vì vậy, người quân tử được quẻ này thì nên, nhưng kẻ tiểu nhân được quẻ này thì hung, Hoàn cảnh và địa vị sắp tới là dành cho người có tài năng, phải biết nhìn xa trông rộng, và đừng nghe theo lời gièm pha thì mới tốt lành. Cầu tài sắp vượng. Cầu danh sắp thông.
Có người đề bạt, mọi việc đều toại lòng, ngoài hẳn ý liệu của mình. Tuy nhiên, nếu không có tu nhân tích đức thì quyết không thể có cái hy vọng đó được. Bởi thế, người quân tử bói được quẻ này thì nên, nhưng đứa tiểu nhân bói được quẻ này thì hung.
Theo ý quẻ nói, người cầu xin được quẻ này, thì hoàn cảnh sắp gặp may, mà chỉ còn một thời gian rất ngắn thôi.
Nhưng ý quẻ cũng khuyên nhủ rằng đừng nghe theo những lời tà vọng, mà phải tu tâm, tích đức thì mới tốt lành.
Quẻ dạy: Gần gặp lúc "Thới lai phong tống" rồi đó không cần phải lo âu, buồn khổ làm gì. Thời đến như cây sắt trổ bông! Chỉ hiềm phải giữ lòng ngay thật mới mong có kết quả tốt đẹp. Cầu tài sắp vượng. Cầu danh sắp được thông. Có thể tính chuyện hên xuôi.

Con số linh ứng: 9, 19, 29, 90, 99.