KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 8 - THIÊN TRẠCH LÝ ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Thiên Trạch Lý trong Kinh Dịch

Thiên Trạch Lý: Lễ dã. Lộ hành. Nghi lễ, có chừng mực, khuôn phép, dẫm lên, không cho đi sai, có ý chặn đường thái quá, hệ thống, pháp lý. Hổ lang đang đạo chi tượng: tượng hổ lang đón đường.
Đầu quẻ Tiểu Súc đã nói súc còn có nghĩa là chứa, nhóm (như súc tích)
Tự quái truyện dùng nghĩa đó mà giảng: khi đã nhóm họp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội phải theo lễ, dẫm lên cái lễ, không chệch ra ngoài (chúng ta thường nói dẫm lên dấu chân của một người để diễn cái ý theo đúng đường lối người ấy); mà dẫm lên, chữ Hán gọi là ☲, do đó sau quẻ Tiểu súc, tới quẻ Lí. Cách giải thích đó có phần nào gượng ép.

Lý có nghĩa là lễ. Quẻ này có nghĩa là sự tôn ty, lẽ phải. Trong đạo làm người lễ là gốc, là con đường con người ta xéo lên. Quẻ có trên dưới phân minh hợp lẽ âm dương, có tính âm nhu vui vẻ. Lấy sự nhu thuận, vui vẻ để ứng phó với sự cương cường. Quẻ Lý mềm xéo theo cứng. Ứng với Trời làm đẹp lòng, thế nên xéo lên đuôi cọp không cần người.

Hình ảnh quẻ Thiên Trạch Lý

Thoán từ: Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh

Dẫm lên đuôi cọp, mà cọp không cắn, hanh thông.

Tượng quẻ: Quẻ Lý có Càn dương cương ở trên, Đoài âm nhu ở dưới. Điều này hợp với lẽ thường của quy luật vũ trụ. Quẻ này toàn hào dương, trừ một hào âm làm chủ quẻ.

Trên là dương cương, là Càn, là trời: dưới là âm nhu, là Đoài, là chằm, vậy là trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn. Ba chữ "lý hổ vĩ" chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ nên hiểu là đi theo sau cọp, lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường.
Thoán truyện bàn thêm: Hào 5 quẻ này là dương mà trung, chính, xứng với ngôi chí tôn, chẳng có tệ bệnh gì cả mà lại được quang minh.
Đại tượng truyện: bảo trên dưới phân minh (có tài đức ở trên, kém tài đức ở dưới) như vậy lòng dân mới không hoang mang (định dân chí) không có sự tranh giành.

2. Quẻ Thiên Trạch Lý động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

虎戀高山別有機
眾人目下尚狐疑
雁來嘹嚦黃花發
此際聲名達帝畿.

Dịch âm:

Hổ luyến cao sơn biệt hữu cơ
Chúng nhân mục hạ thượng hồ nghi
Nhạn lai liêu lịch huỳnh hoa phát
Thử tế thanh danh đạt đế kì.

Dịch nghĩa:

Dù cọp có mến non cao cũng phải có lúc từ biệt
Dưới mắt mọi người chớ hồ nghi
Chim nhạn đến chỗ vắng thấy hoa vàng nở
Danh tiếng nổi lên bay đến cung vua (kinh đô).

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát." (Bước đi trên đường bằng phẳng, tù nhân được quẻ này tốt lành.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, người được quẻ này hiện giờ còn gặp trở ngại và chưa được thuận lợi cho lắm, nên phải nhẫn nại mà chờ thời cơ thuận lợi đến, lúc đó hành động thì mới có kết quả. Dục tốc bất đạt, hãy chờ đến mùa thu, vì mùa thu là mùa chim nhạn bay về Nam. Quẻ này cầu tài chỉ thông được một nửa.
Đã từ lâu đành chịu nhục trong cảnh bi, nhưng ý vẫn lặng xét thời cơ để hành động. Rồi đây một sớm vạn đến, tự nhiên hanh thông. Người xin được quẻ này, nên nhớ kỹ điều này: nhất thiết mọi mưu vọng đều phải đợi đến lúc cúc vàng đua nở (tức mùa thu).
Theo bài thơ của quẻ cho rằng: Sự cầu mưu của người hiện giờ, còn có sự trở ngại và chưa được thuận lợi lắm như trong quẻ câu thứ hai nói, người ta chưa tin tưởng nơi mình và ang nghi ngờ việc làm của ta. Nên phải chờ một thời gian nữa đến lúc nhạn về bóng nở thì khi ấy mới thành đạt ý muốn.
Ý quẻ nói rằng: nên nhẫn nại mà chờ đợi nhạn đến hoa nỡ, lúc đó hành động thì mới có kết quả và thu hoạch mỹ mãn vậy.
Quẻ dạy: Dục tốc thì bất thông chờ mùa thu, vì mùa thu là mùa chim nhạn bay về nam. Cầu tài chỉ thông một nửa. Nên lấy biểu tượng cọp và nhạn làm tượng trưng mà cầu may rủi.

Con số linh ứng: 8, 18, 28, 38, 80, 88.