KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 7 - THIÊN TRẠCH LÝ ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Thiên Trạch Lý trong Kinh Dịch

Thiên Trạch Lý: Lễ dã. Lộ hành. Nghi lễ, có chừng mực, khuôn phép, dẫm lên, không cho đi sai, có ý chặn đường thái quá, hệ thống, pháp lý. Hổ lang đang đạo chi tượng: tượng hổ lang đón đường.
Đầu quẻ Tiểu Súc đã nói súc còn có nghĩa là chứa, nhóm (như súc tích)
Tự quái truyện dùng nghĩa đó mà giảng: khi đã nhóm họp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội phải theo lễ, dẫm lên cái lễ, không chệch ra ngoài (chúng ta thường nói dẫm lên dấu chân của một người để diễn cái ý theo đúng đường lối người ấy); mà dẫm lên, chữ Hán gọi là ☲, do đó sau quẻ Tiểu súc, tới quẻ Lí. Cách giải thích đó có phần nào gượng ép.

Lý có nghĩa là lễ. Quẻ này có nghĩa là sự tôn ty, lẽ phải. Trong đạo làm người lễ là gốc, là con đường con người ta xéo lên. Quẻ có trên dưới phân minh hợp lẽ âm dương, có tính âm nhu vui vẻ. Lấy sự nhu thuận, vui vẻ để ứng phó với sự cương cường. Quẻ Lý mềm xéo theo cứng. Ứng với Trời làm đẹp lòng, thế nên xéo lên đuôi cọp không cần người.

Hình ảnh quẻ Thiên Trạch Lý

Thoán từ: Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh

Dẫm lên đuôi cọp, mà cọp không cắn, hanh thông.

Tượng quẻ: Quẻ Lý có Càn dương cương ở trên, Đoài âm nhu ở dưới. Điều này hợp với lẽ thường của quy luật vũ trụ. Quẻ này toàn hào dương, trừ một hào âm làm chủ quẻ.

Trên là dương cương, là Càn, là trời: dưới là âm nhu, là Đoài, là chằm, vậy là trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn. Ba chữ "lý hổ vĩ" chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ nên hiểu là đi theo sau cọp, lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường.
Thoán truyện bàn thêm: Hào 5 quẻ này là dương mà trung, chính, xứng với ngôi chí tôn, chẳng có tệ bệnh gì cả mà lại được quang minh.
Đại tượng truyện: bảo trên dưới phân minh (có tài đức ở trên, kém tài đức ở dưới) như vậy lòng dân mới không hoang mang (định dân chí) không có sự tranh giành.

2. Quẻ Thiên Trạch Lý động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

君須悟
勿誤疑
有平路
任驅馳
隨時變易
件件鹹宜.

Dịch âm:

Quân tu ngộ
Vật ngộ nghi
Hữu bình lộ
Nhậm khu trì
Tuỳ thời biến dịch
Kiện kiện hàm nghi.

Dịch nghĩa:

Ông nên biết chắc
Chớ có nghi ngờ
Có đường bằng phẳng
Mau mau rong ruổi
Tùy cơ ứng biến
Mọi việc tốt đang chờ.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Tố lý, vẵng vô cữu" (Mang giày thô, đi không có tai vạ.)
Lời thơ của Khổng Minh cho biết người được quẻ này nên chọn con đường bằng phẳng. Chớ nên nghi lầm, mà hãy tiến tới, chẳng có gì trở ngại cả. Đối với người phải biết tùy cơ mà ứng xử, đừng có phô trương. Nếu uyển chuyển mà hành động mới mong thành đạt. Cầu tài, cầu danh cứ việc mà tiến hành.
Nhân tình đen bạc, thế thái nhạt nồng.
Nhưng nếu ta nắm vững được phương châm hành động, rồi tùy cơ ứng biến, thì cũng có thể gọi là người tuấn kiệt thực thời vụ vậy. Có thế thì mới tránh được lỗi lầm.
Quẻ này cho hay sự cầu xin của người, như đi con đường bằng thẳng. Chớ nên nghi ngờ, và hãy nên tiến tới chẳng có gì trở ngại đâu. Nhưng có điều phải giữ lấy phước đức và ối với người phải tùy cơ khéo léo, đừng làm những gì trái với lương tâm, thì sự cầu xin của người ắt được công thành.
Nên uyển chuyển, tùy thời, tùy thế, mà hành động mới mong thành đạt. Làm như tánh người quân tử. Quân tử tánh như thủy năng phương, năng viên, ủy khúc tùy hành, nghĩa là uyển chuyển tánh tình và công việc như nước, thì chui chỗ nào cũng lọt. Cầu tài cứ tiến tới. Cầu danh cứ hành động.

Con số linh ứng: 7, 17, 27, 37, 70, 77.