KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 11 - THIÊN TRẠCH LÝ ĐỘNG HÀO NGŨ

1. Quẻ Thiên Trạch Lý trong Kinh Dịch

Thiên Trạch Lý: Lễ dã. Lộ hành. Nghi lễ, có chừng mực, khuôn phép, dẫm lên, không cho đi sai, có ý chặn đường thái quá, hệ thống, pháp lý. Hổ lang đang đạo chi tượng: tượng hổ lang đón đường.
Đầu quẻ Tiểu Súc đã nói súc còn có nghĩa là chứa, nhóm (như súc tích)
Tự quái truyện dùng nghĩa đó mà giảng: khi đã nhóm họp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội phải theo lễ, dẫm lên cái lễ, không chệch ra ngoài (chúng ta thường nói dẫm lên dấu chân của một người để diễn cái ý theo đúng đường lối người ấy); mà dẫm lên, chữ Hán gọi là ☲, do đó sau quẻ Tiểu súc, tới quẻ Lí. Cách giải thích đó có phần nào gượng ép.

Lý có nghĩa là lễ. Quẻ này có nghĩa là sự tôn ty, lẽ phải. Trong đạo làm người lễ là gốc, là con đường con người ta xéo lên. Quẻ có trên dưới phân minh hợp lẽ âm dương, có tính âm nhu vui vẻ. Lấy sự nhu thuận, vui vẻ để ứng phó với sự cương cường. Quẻ Lý mềm xéo theo cứng. Ứng với Trời làm đẹp lòng, thế nên xéo lên đuôi cọp không cần người.

Hình ảnh quẻ Thiên Trạch Lý

Thoán từ: Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh

Dẫm lên đuôi cọp, mà cọp không cắn, hanh thông.

Tượng quẻ: Quẻ Lý có Càn dương cương ở trên, Đoài âm nhu ở dưới. Điều này hợp với lẽ thường của quy luật vũ trụ. Quẻ này toàn hào dương, trừ một hào âm làm chủ quẻ.

Trên là dương cương, là Càn, là trời: dưới là âm nhu, là Đoài, là chằm, vậy là trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn. Ba chữ "lý hổ vĩ" chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ nên hiểu là đi theo sau cọp, lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường.
Thoán truyện bàn thêm: Hào 5 quẻ này là dương mà trung, chính, xứng với ngôi chí tôn, chẳng có tệ bệnh gì cả mà lại được quang minh.
Đại tượng truyện: bảo trên dưới phân minh (có tài đức ở trên, kém tài đức ở dưới) như vậy lòng dân mới không hoang mang (định dân chí) không có sự tranh giành.

2. Quẻ Thiên Trạch Lý động hào ngũ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

無蹤又無跡
遠近均難覓
平地起風波
似笑還成泣.

Dịch âm:

Vô tung hựu vô tích
Viễn cận quân nan mịch
Bình địa khởi phong ba
Tự tiếu hoàn thành khấp.

Dịch nghĩa:

Không thấy tung tích
Xa gần khó tìm
Đất bằng nổi sóng gió
Như cười mà thành khóc.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Quải, trinh lệ" (Đi vội vàng, quẻ này có hung hiểm.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về có sự lo buồn. Mọi việc đều bất thuận lợi, đã thế mà còn xảy ra những tai biến lớn lao. Người được quẻ này cần phải biết lo tu tâm dưỡng tính để mong hóa giải bớt tai họa. Hoàn cảnh hiện tại tưởng như đang thuận lợi bỗng hóa thành bất lợi, sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại. Mọi mưu cầu trong giải đoạn này sẽ chỉ có tiếng mà chưa có miếng.
Quẻ này chủ có cái lo chết chóc tan thương, cái buồn khóc lóc bi ai. Mọi việc đều bất lợi, có danh mà không có thực. Đã thế mà còn những tai biến phi thường. Người xin được quẻ này cần biết giới căn lúc nào cũng lo tu tâm để mong giải bớt tai họa.
Ý quẻ cho hay rằng hiện hoàn cảnh của con người, lưng treo đao kiếm nghĩa là có quyền cao đó, và ra vào cửa cổng. Nhưng muốn thành đạt sự nghiệp cần trải qua trăm ngàn rèn luyện thử thách nữa mới nên.
Như vậy sự cầu xin của người. Trong giai đoạn này chỉ có tiếng mà chưa có miếng. Nếu muốn thành đạt được sở cầu phải cố gắng trên đường đời thì mới mong.
Tuy tốt nhưng chưa hẳn là tốt, tuy ở giai đoạn vinh sang, nhưng chưa có quyền thực lực. Cần cố gắng ra sức và rèn luyện tri thức, may ra mới có tương lai hơn bây giờ. Tính chuyện may rủi khá hạp. Cầu danh, cầu lợi và tình duyên đều tốt.

Con số linh ứng: 1, 10, 11, 21.