KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 12 - THIÊN TRẠCH LÝ ĐỘNG HÀO LỤC

1. Quẻ Thiên Trạch Lý trong Kinh Dịch

Thiên Trạch Lý: Lễ dã. Lộ hành. Nghi lễ, có chừng mực, khuôn phép, dẫm lên, không cho đi sai, có ý chặn đường thái quá, hệ thống, pháp lý. Hổ lang đang đạo chi tượng: tượng hổ lang đón đường.
Đầu quẻ Tiểu Súc đã nói súc còn có nghĩa là chứa, nhóm (như súc tích)
Tự quái truyện dùng nghĩa đó mà giảng: khi đã nhóm họp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội phải theo lễ, dẫm lên cái lễ, không chệch ra ngoài (chúng ta thường nói dẫm lên dấu chân của một người để diễn cái ý theo đúng đường lối người ấy); mà dẫm lên, chữ Hán gọi là ☲, do đó sau quẻ Tiểu súc, tới quẻ Lí. Cách giải thích đó có phần nào gượng ép.

Lý có nghĩa là lễ. Quẻ này có nghĩa là sự tôn ty, lẽ phải. Trong đạo làm người lễ là gốc, là con đường con người ta xéo lên. Quẻ có trên dưới phân minh hợp lẽ âm dương, có tính âm nhu vui vẻ. Lấy sự nhu thuận, vui vẻ để ứng phó với sự cương cường. Quẻ Lý mềm xéo theo cứng. Ứng với Trời làm đẹp lòng, thế nên xéo lên đuôi cọp không cần người.

Hình ảnh quẻ Thiên Trạch Lý

Thoán từ: Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh

Dẫm lên đuôi cọp, mà cọp không cắn, hanh thông.

Tượng quẻ: Quẻ Lý có Càn dương cương ở trên, Đoài âm nhu ở dưới. Điều này hợp với lẽ thường của quy luật vũ trụ. Quẻ này toàn hào dương, trừ một hào âm làm chủ quẻ.

Trên là dương cương, là Càn, là trời: dưới là âm nhu, là Đoài, là chằm, vậy là trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn. Ba chữ "lý hổ vĩ" chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ nên hiểu là đi theo sau cọp, lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường.
Thoán truyện bàn thêm: Hào 5 quẻ này là dương mà trung, chính, xứng với ngôi chí tôn, chẳng có tệ bệnh gì cả mà lại được quang minh.
Đại tượng truyện: bảo trên dưới phân minh (có tài đức ở trên, kém tài đức ở dưới) như vậy lòng dân mới không hoang mang (định dân chí) không có sự tranh giành.

2. Quẻ Thiên Trạch Lý động hào lục theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

神黯黯
意悠悠
收卻線
莫下鉤.

Dịch âm:

Thần ảm ảm
Ý du du
Thu khước tuyến
Mạc hạ câu.

Dịch nghĩa:

Thần u ám
Ý mịt mờ
Thâu sợi nhợ
Chớ buông câu.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Thị lý khảo tường, kỳ toàn nguyên cát." (Nhìn bước chân đi để đến dự lễ tôn người già, xong rồi trở về thì rất tốt lành.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về phải xem xét con đường mình đi thật kỹ lưỡng thì mới đại cát lợi. Chớ có vọng tưởng và tránh chuyện thị phi, chỉ nên giữ gìn cẩn thận để tránh tai họa. Nếu không ắt sẽ xảy ra chuyện lầm lạc, có hối thì đã muộn. Hiện nay vận trình của người được quẻ còn xấu lắm, việc mưu cầu nên ngừng lại chờ thời cơ mới thì tốt hơn. Cầu việc, cầu lợi đề chẳng thông.
Quẻ này khuyên ta chớ vọng tưởng, chỉ nên giữ gìn cẩn thận để tránh tai họa, và tránh chuyện thị phi. Nếu không nghe lời răn ắt xảy ra chuyện lầm lạc tội lỗi, hối thì đã muộn.
Theo ý quẻ nói, hiện nay vận tình của bạn còn xấu xa lắm, chưa thấy may mắn chút nào như công việc mưu cầu, nên ngừng lại chờ thờ tốt hơn, nếu có làm tới e rằng sẽ bị tổn hao không thì cũng phí sức hao công chứ chẳng lợi gì.
Quẻ dạy: Xấu! Nhẫn nhẫn chờ thời Hai câu sao rất dở đi câu bị mất dây thì cá làm sao ăn? Cầu mưu cầu lợi chẳng thông chút nào đánh số chẳng hạp. Biểu tượng lả cá. Chỉ cầu may chút thôi.

Con số linh ứng: 2, 10, 11, 12, 20, 22.