KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 42 - THIÊN SƠN ĐỘN ĐỘNG HÀO LỤC

1. Quẻ Thiên Sơn Độn trong Kinh Dịch

Thiên Sơn Độn: Thoái dã. Ẩn trá. Lui, ẩn khuất, tránh đời, lừa dối, trá hình, có ý trốn tránh, trốn cái mặt thấy cái lưng. Báo ẩn nam sơn chi tượng: tượng con báo ẩn ở núi nam.
Hể ở lâu thì phải rút lui, lánh đi, hết ngày thì tới đêm, hết đông tới xuân, ngồi lâu phải đứng dậy, già rồi nên về hưu .., cho nên sau quẻ Hằng (lâu) tới quẻ động (là trốn lánh đi).

Quẻ Tiểu Quá là thời kỳ làm được việc nhỏ, nếu làm việc lớn sẽ không được. Đây là thời kỳ tương đối an ổn, cần sửa chữa kịp thời lỗi lầm, không nên thay đổi triệt để chính sách sẽ tốt hơn.

Hình ảnh quẻ Thiên Sơn Độn

Thoán từ: Độn hanh, tiểu lợi trinh.

Trốn lánh đi thì hanh thông; trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì có lợi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Càn, nội quái Cấn, là sấm sét bị nghẹt lại với núi và không thể nào lan rộng ra được. Hào Nhị, hào Ngũ đắc trung, hào Tam, hào tứ đều thất vị chỉ nên làm việc nhỏ, không làm việc lớn.

Trên là trời, dưới là núi: ở chân núi thì thấy đỉnh núi là trời, nhưng càng lên càng thấy trời lùi lên cao nữa, tới đỉnh núi thấy trời mù mịt tít vời, như trời trốn lánh núi, cho nên đặt tên quẻ là Độn.
Quẻ này hai hào âm ở dưới đẩy bốn hào dương lên trên, có cái tượng âm (tiểu nhân) mạnh lên, đuổi dương (quân tử) đi, trái hẳn với quẻ Lâm. Độn thuộc về tháng 5, Lâm thuộc về tháng 12.
Ở thời Động, âm dương tiến mạnh, dương nên rút lui đi là hợp thời, được hanh thông (có thể hiểu là : đạo quân tử vẫn hanh thông). Tuy nhiên âm mới có 2, dương còn tới 4, chưa phải là thời Bĩ (cả 3 âm đều tiến lên), nên chưa đến nỗi nào, trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì còn có lợi, còn làm được.
Sở dĩ chưa đến nỗi nào, còn hanh thông vì trong quẻ có hào 5, dương, ứng với hào 2, âm; cả hai đều trung chính. Vậy ở thời đó, chưa nên trốn hẳn, nên tính xem việc nào còn làm được thì làm, tùy cơ ứng biến, cho nên Thoán truyện bảo lẽ tùy thời trong quẻ Độn này rất quan trọng.
Đại tượng truyện khuyên trong thời này quân tử nên xa lánh tiểu nhân, cứ giữ vẻ uy nghiêm, đừng dữ dằn với chúng quá.

2. Quẻ Thiên Sơn Độn động hào lục theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

隱中顯
顯中微
個中有玄機
參得透了
直上仙梯.

Dịch âm:

Ẩn trung hiển
Hiển trung vi
Cá trung hữu huyền ki
Tham đắc thấu liễu
Trực thượng tiên thê.

Dịch nghĩa:

Có ẩn trong cái hiện
Có hiện (tốt) trong việc làm
Mỗi việc đều có cái hay riêng của nó
Thấu hiểu được chỗ này
Thang Tiên cứ việc leo lên.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Phì độn, vô bất lợi." (Heo nhỏ được nuôi mập. Hào này không có gì bất lợi.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, người được quẻ này, mọi mưu cầu đều phải suy nghĩ, tính toán cho kỹ, và vạch kế hoạch chu đáo thì mới thành đạt. Hiện sự việc đang như hiện rõ nhưng lại không rõ trong đó có bí ẩn gì. Bạn phải tìm hiểu tường tận, cần suy nghĩ cho cạn lẽ thì mới nên việc được. Quẻ này tuy làm ăn chưa thông, cầu lợi chưa đạt, cầu danh tuy còn chậm, nhưng về sau không có gì bất lợi, chỉ phải chờ đợi.
Huyền cơ mà không huyền, đó là cái đạo gốc ở Trung Dung. Thánh hiền Tiên Phật, ai cũng lấy đạo ở Trung Dung làm gốc để làm những việc mà trăm ngàn đời về sau còn ngưỡng mộ. Ngoài thường nếu muốn lên cõi tiên, mà lấy đó làm tiêu chuẩn thực cũng chẳng khó gì. Duy có điều chớ nên cho huyền cơ là u ẩn khó hiểu, khó đạt, mà đành cam chịu lạc hậu chạy sau người.
Người xin được quẻ này, mọi việc mưu cầu đều phải tính toán suy nghĩ cho kỹ, và kế hoạch chu đáo thì mới thành đạt về sau.
Bởi theo thơ quẻ nói hiện sự việc đang như một cảnh ánh sáng vào đó không rõ trong đó có rất nhiều bí ẩn. Người phải tìm hiểu rõ ràng nguyên do của nó mới nên sự việc.
Quẻ dạy: Cần suy nghĩ cùng cạn làm ăn chưa thông. Cầu lợi chưa đạt. Cầu danh còn chậm, có tính cách chờ đợi. Đánh số không hạp.

Con số linh ứng: 2, 4, 20, 22, 40, 42, 44.