KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 27 - THIÊN PHONG CẤU ĐỘNG HÀO TAM

1. Quẻ Thiên Phong Cấu trong Kinh Dịch

Thiên Phong Cấu: Ngộ dã. Tương ngộ. Gặp gỡ, cấu kết, liên kết, kết hợp, móc nối, mềm gặp cứng. Phong vân bất trắc chi tượng: gặp gỡ thình lình, ít khi.
Lời giảng của Tự quái truyện rất ép: Quải là quyết, phán quyết; phán quyết xong rồi thì biết được lành hay dữ, tất có người để gặp gỡ, cho nên sau quẻ Quải tới quẻ Cấn (gặp gở).

Quẻ Cấu có sức cương cường của Càn, đối phó với sự xâm nhập của tốn nên quẻ này cần thắt chặt, diệt trừ hiểm họa khi nó mới chớm nở. Trung chính, cương quyết khi nó đang phát triển. Tuy nhiên không nên quá hẹp hòi, thiếu suy xét đề phòng đúng mức, đúng thời điểm.

Hình ảnh quẻ Thiên Phong Cấu

Thoán từ: Cấu, nữ tráng, vật dụng thú nữ.

Gặp gỡ: Con gái cường tráng, đừng cưới nó (cũng có nghĩa là tiểu nhân đương lúc rất mạnh, đừng thân với nó).

Tượng quẻ: Ngoại quái Càn, nội quái Tốn, gió thổi dưới bầu trời nên đi tới đâu sẽ đụng tới đó. Hào âm dưới cùng những tưởng âm khí tiêu tan nhưng hào âm dưới cùng xuất hiện đội năm hào dương bên trên.

Trời (Càn) ở trên, gió (Tốn) ở dưới, gió đi dưới trời, tất đụng chạm vạn vật, cho nên gọi là Cấu (gặp gỡ).
Quẻ này một hào âm mới sinh ở dưới (thuộc về tháng 5), đụng với 5 hào dương ở trên, cũng như một người con gái rất cường tráng, đụng với (Cấn) năm người con trái, chống được với 5 người còn trai, hào đó lại bất đắc chính (âm ở vị dương), như người con gái bất trinh, không nên cưới nó.
Thoán truyện đưa thêm một nghĩa khác, trái hẳn, tương truyền là của Khổng tử; một hào âm xuất hiện ở dưới năm hào dương, là âm dương bắt đầu hội ngộ (gặp nhau: cấu), vạn vật nhờ đó sinh trưởng, các phẩm vật đều rực rỡ. Tốt. Lại thêm hào 5 dương cương , trung chính, thế là đạo quân tử được thi hành khắp thiên hạ (cương ngộ trung chính, thiên hạ đại hành dã). Cho nên ý nghĩa chữ "Cấu" này thật lớn lao. Đại tượng truyện chỉ coi tượng quẻ, không để ý tới nghĩa gặp gỡ của quẻ, mà đưa ra lời khuyên người quân tử nên thi hành mệnh lệnh, báo cáo, hiểu dụ khắp bốn phương, như gió thổi vào khắp vạn vật ở dưới trời.

2. Quẻ Thiên Phong Cấu động hào tam theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

莫怪我見錯
心性自成屙
偏僻不通心
真人卻不魔.

Dịch âm:

Mạc quái ngã kiến thác
Tâm tính tự thành a
Thiên tích bất thông tâm
Chân nhân khước bất ma.

Dịch nghĩa:

Chẳng ma quái tự mình lầm
Chấp chặt mới thành hư
Tâm tính không ổn định
Ma quỷ khiếp người chân.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Đền vô phu, kỳ hành tư thư. Lệ, vô đại cữu." (Mông đít lép, đi đứng khập khiễng. Hào này có nguy hiểm, nhưng không có tai họa lớn.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, kẻ trí như ôm ngọc châu ở trong lòng, không bị ảnh hưởng bởi cái ngu của kẻ khác, không bị mê lầm theo cái mê muội của người đời. Người được quẻ này nhờ đó mà tự làm cho đời sống của mình được an lành. Nếu thiếu bản lãnh (mông gầy đít lép, đi đứng khập khiễng) mà theo ý kẻ khác thì sẽ gặp dữ, chứ không lành đâu. Gieo nhân tốt gặp quả tốt. Gieo gió gặt bão. Cho nên mới có câu "họa phúc vốn không có cửa vào, thảy đều do con người tự mời đến." Quẻ không xấu lắm mà cũng không tốt. Cầu danh, cầu tài chưa thông.
Kẻ trí ôm ngọc châu ở trong lòng, người thành đạt giữ trúc tại bên sườn. Không bị chịu cái ngu của kẻ khác, không bị mê lầm cái mê muội của kẻ khác, thấy lầm lẩn của đời nên không thể nhầm lẩn, chỉ có người chân nhân mới có những điều chân thực, Người xin được quẻ này chính nhờ đó mà tự quyết được đời sống của mình khiến được an lành. Nếu theo ý kẻ khác thì dữ, không lành đâu.
Người xin được quẻ này, hãy nên suy tính đường chính, đừng nên mộng tưởng những điều giàu sang bất nghĩa thì mới được an lành và khỏi bị ma quỷ cám dỗ trong đời.
Ý quẻ dạy: Nên ăn ở hiền lành đạo đức ắt sẽ thọ, sẽ sung sướng mà không sợ đến sự trả vay nhân quả thảm khốc ở ngày mai vậy.
Lời quẻ dạy: Nên giữ đạo làm người là tốt. Gieo nhân tốt, gặp quả tốt. Gieo gió thì gặt bão. Đó là định luật bất biến của tạo hóa. Cho nên mới có câu "họa phúc vô môn tự do nhân tự triện". Quẻ không xấu, không tốt lắm. Cầu danh cầu tài chưa đạt, đánh số khó nên công.

Con số linh ứng: 2, 7, 20, 22, 70, 77.