KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 26 - THIÊN PHONG CẤU ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Thiên Phong Cấu trong Kinh Dịch

Thiên Phong Cấu: Ngộ dã. Tương ngộ. Gặp gỡ, cấu kết, liên kết, kết hợp, móc nối, mềm gặp cứng. Phong vân bất trắc chi tượng: gặp gỡ thình lình, ít khi.
Lời giảng của Tự quái truyện rất ép: Quải là quyết, phán quyết; phán quyết xong rồi thì biết được lành hay dữ, tất có người để gặp gỡ, cho nên sau quẻ Quải tới quẻ Cấn (gặp gở).

Quẻ Cấu có sức cương cường của Càn, đối phó với sự xâm nhập của tốn nên quẻ này cần thắt chặt, diệt trừ hiểm họa khi nó mới chớm nở. Trung chính, cương quyết khi nó đang phát triển. Tuy nhiên không nên quá hẹp hòi, thiếu suy xét đề phòng đúng mức, đúng thời điểm.

Hình ảnh quẻ Thiên Phong Cấu

Thoán từ: Cấu, nữ tráng, vật dụng thú nữ.

Gặp gỡ: Con gái cường tráng, đừng cưới nó (cũng có nghĩa là tiểu nhân đương lúc rất mạnh, đừng thân với nó).

Tượng quẻ: Ngoại quái Càn, nội quái Tốn, gió thổi dưới bầu trời nên đi tới đâu sẽ đụng tới đó. Hào âm dưới cùng những tưởng âm khí tiêu tan nhưng hào âm dưới cùng xuất hiện đội năm hào dương bên trên.

Trời (Càn) ở trên, gió (Tốn) ở dưới, gió đi dưới trời, tất đụng chạm vạn vật, cho nên gọi là Cấu (gặp gỡ).
Quẻ này một hào âm mới sinh ở dưới (thuộc về tháng 5), đụng với 5 hào dương ở trên, cũng như một người con gái rất cường tráng, đụng với (Cấn) năm người con trái, chống được với 5 người còn trai, hào đó lại bất đắc chính (âm ở vị dương), như người con gái bất trinh, không nên cưới nó.
Thoán truyện đưa thêm một nghĩa khác, trái hẳn, tương truyền là của Khổng tử; một hào âm xuất hiện ở dưới năm hào dương, là âm dương bắt đầu hội ngộ (gặp nhau: cấu), vạn vật nhờ đó sinh trưởng, các phẩm vật đều rực rỡ. Tốt. Lại thêm hào 5 dương cương , trung chính, thế là đạo quân tử được thi hành khắp thiên hạ (cương ngộ trung chính, thiên hạ đại hành dã). Cho nên ý nghĩa chữ "Cấu" này thật lớn lao. Đại tượng truyện chỉ coi tượng quẻ, không để ý tới nghĩa gặp gỡ của quẻ, mà đưa ra lời khuyên người quân tử nên thi hành mệnh lệnh, báo cáo, hiểu dụ khắp bốn phương, như gió thổi vào khắp vạn vật ở dưới trời.

2. Quẻ Thiên Phong Cấu động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

一番桃李一番春
誰識當初氣象新
林下水邊尋活計
見山了了稱心意.

Dịch âm:

Nhất phiên đào lí nhất phiên xuân
Thuỳ thức đương sơ khí tượng tân
Lâm hạ thuỷ biên tầm hoạt kế
Kiến sơn liễu liễu xứng tâm ý.

Dịch nghĩa:

Một vườn đào lí một vườn Xuân
Ai biết cảnh xưa đổi mới rồi
Tìm nơi dòng nước trong rừng thẳm
Thấy núi rõ ràng thật xứng tâm.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Bao hữu ngư, Vô cữu, bất lợi tân." (Trong bếp có cá. Hào này không có tai họa, nhưng không có lợi đối với người làm khách.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về tiến chẳng bằng lui, hành động chẳng bằng ẩn nhẫn. Mưu cầu việc gì, bạn đừng tin ở người mà hãy tin ở bản thân mình. Mọi mưu cầu đều nên thận trọng, nên cần chờ thời vận tốt hơn, bôn ba cũng chẳng có lợi gì. Cầu danh và cầu tài đều không lợi, còn hơi xa vời.
Quẻ này chủ tiến chẳng bằng lui, hành chẳng bằng tàng, giàu chẳng bằng nghèo, đạt chẳng bằng cùng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, nếu ta giữ được thái độ điềm đạm thì tức là giữ được tư cách của ta và hạnh phúc của ta. Ngư tiều nong pho, đây là những lối sống có thể giúp ta an cư. Phú quý tôn nghiêm, ngày nay đâu có còn so sánh được với ngày xưa.
Ý quẻ nói rằng: Tình đời thường hay thay đổi. Chẳng ai đoán biết trước sự may rủi của nó. Nhưng một khi trông thấy sự thực rõ ràng rồi thì lúc đó mới tỉnh ngộ. Vậy thì cầu xin của người, đừng tin nơi người mà hãy tin nơi ta. Tất cả sự việc mưu cầu, nên thận trọng.
Quẻ dạy: Vừa phải, tin nơi lòng ta và tài ta là hơn. Mọi sự sở cầu đều chậm chạp, chưa ra gì cả. E rằng còn nên công, cần chờ thời vận là tốt. Bôn ba chẳng lợi gì. Cầu danh cầu tài không lợi. Còn hơi xa vời. Tính việc may rủi khó có may mắn.

Con số linh ứng: 2, 6, 22, 26, 66.