KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 25 - THIÊN PHONG CẤU ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Thiên Phong Cấu trong Kinh Dịch

Thiên Phong Cấu: Ngộ dã. Tương ngộ. Gặp gỡ, cấu kết, liên kết, kết hợp, móc nối, mềm gặp cứng. Phong vân bất trắc chi tượng: gặp gỡ thình lình, ít khi.
Lời giảng của Tự quái truyện rất ép: Quải là quyết, phán quyết; phán quyết xong rồi thì biết được lành hay dữ, tất có người để gặp gỡ, cho nên sau quẻ Quải tới quẻ Cấn (gặp gở).

Quẻ Cấu có sức cương cường của Càn, đối phó với sự xâm nhập của tốn nên quẻ này cần thắt chặt, diệt trừ hiểm họa khi nó mới chớm nở. Trung chính, cương quyết khi nó đang phát triển. Tuy nhiên không nên quá hẹp hòi, thiếu suy xét đề phòng đúng mức, đúng thời điểm.

Hình ảnh quẻ Thiên Phong Cấu

Thoán từ: Cấu, nữ tráng, vật dụng thú nữ.

Gặp gỡ: Con gái cường tráng, đừng cưới nó (cũng có nghĩa là tiểu nhân đương lúc rất mạnh, đừng thân với nó).

Tượng quẻ: Ngoại quái Càn, nội quái Tốn, gió thổi dưới bầu trời nên đi tới đâu sẽ đụng tới đó. Hào âm dưới cùng những tưởng âm khí tiêu tan nhưng hào âm dưới cùng xuất hiện đội năm hào dương bên trên.

Trời (Càn) ở trên, gió (Tốn) ở dưới, gió đi dưới trời, tất đụng chạm vạn vật, cho nên gọi là Cấu (gặp gỡ).
Quẻ này một hào âm mới sinh ở dưới (thuộc về tháng 5), đụng với 5 hào dương ở trên, cũng như một người con gái rất cường tráng, đụng với (Cấn) năm người con trái, chống được với 5 người còn trai, hào đó lại bất đắc chính (âm ở vị dương), như người con gái bất trinh, không nên cưới nó.
Thoán truyện đưa thêm một nghĩa khác, trái hẳn, tương truyền là của Khổng tử; một hào âm xuất hiện ở dưới năm hào dương, là âm dương bắt đầu hội ngộ (gặp nhau: cấu), vạn vật nhờ đó sinh trưởng, các phẩm vật đều rực rỡ. Tốt. Lại thêm hào 5 dương cương , trung chính, thế là đạo quân tử được thi hành khắp thiên hạ (cương ngộ trung chính, thiên hạ đại hành dã). Cho nên ý nghĩa chữ "Cấu" này thật lớn lao. Đại tượng truyện chỉ coi tượng quẻ, không để ý tới nghĩa gặp gỡ của quẻ, mà đưa ra lời khuyên người quân tử nên thi hành mệnh lệnh, báo cáo, hiểu dụ khắp bốn phương, như gió thổi vào khắp vạn vật ở dưới trời.

2. Quẻ Thiên Phong Cấu động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

見不見
也防人背面
遇不遇
到底無憑據.

Dịch âm:

Kiến bất kiến
Dã phòng nhân bối diện
Ngộ bất ngộ
Đáo để vô bằng cứ.

Dịch nghĩa:

Thấy chẳng thấy, đề phòng kẻ sau lưng, gặp không gặp, rốt sau không bằng
Cớ.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Hệ vu kim nê. Trinh cát. Hữu du vãng, kiến hung. Luy thỉ phu, trịch cục." (Khóa đồng làm tay không động đậy được. Hào này cát lợi. Nhưng ra ngoài hoạt động sẽ có nguy hiểm. Giống như con heo gầy già yếu, lúng túng trên đường trở về.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về dễ bị bọn tiểu nhân tráo trở. Mất đồ vật thì khó tìm. Bạn nên ăn ở đúng mực, hành động hợp lý thì cát lợi, khỏi tai vại. Tốt hơn hết là phải giữ mình, ít giao du để tránh những việc không may đưa đến. Quẻ khuyên không nên đi xa, mà nên ẩn nhẫn chờ thời cơ mới tốt. Cầu tài, cầu danh còn xa vời.
Quẻ này chủ mệnh kệt thời xui, bị bọn tiểu nhân giởn mặt. Mất vật thì khó tìm. Lục giáp thì thiếu an lành. Ta nên ăn ở mực thước, hành động hợp lý để may ra khỏi vạ.
Quẻ này không được may gì, mọi sự cầu mưu khó được vừa ý và càng nên đề phòng tiểu nhân. Tốt hơn là phải giữ mình, ít giao du để tránh những việc không may đưa đến.
Bởi quẻ ý có cho hay như trên, nên sự cầu xin của người phải cẩn thận và tính toán cho kỹ. Chớ nên nóng nảy gấp gáp tiến hành thì hỏng.
Quẻ dạy: Phòng ngừa tiểu nhân xấu thời vận bất tề. Nên ẩn nhẫn chờ thời là tốt. Dù cố gắng đến mấy, cũng khó mong, vì có kẻ phản bội, thọc gậy. Phòng thị phi quan sự. Cầu tài cầu danh còn xa vời, tính toán đỏ đen càng không hạp.

Con số linh ứng: 2, 5, 22, 25, 55.