KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 30 - THIÊN PHONG CẤU ĐỘNG HÀO LỤC

1. Quẻ Thiên Phong Cấu trong Kinh Dịch

Thiên Phong Cấu: Ngộ dã. Tương ngộ. Gặp gỡ, cấu kết, liên kết, kết hợp, móc nối, mềm gặp cứng. Phong vân bất trắc chi tượng: gặp gỡ thình lình, ít khi.
Lời giảng của Tự quái truyện rất ép: Quải là quyết, phán quyết; phán quyết xong rồi thì biết được lành hay dữ, tất có người để gặp gỡ, cho nên sau quẻ Quải tới quẻ Cấn (gặp gở).

Quẻ Cấu có sức cương cường của Càn, đối phó với sự xâm nhập của tốn nên quẻ này cần thắt chặt, diệt trừ hiểm họa khi nó mới chớm nở. Trung chính, cương quyết khi nó đang phát triển. Tuy nhiên không nên quá hẹp hòi, thiếu suy xét đề phòng đúng mức, đúng thời điểm.

Hình ảnh quẻ Thiên Phong Cấu

Thoán từ: Cấu, nữ tráng, vật dụng thú nữ.

Gặp gỡ: Con gái cường tráng, đừng cưới nó (cũng có nghĩa là tiểu nhân đương lúc rất mạnh, đừng thân với nó).

Tượng quẻ: Ngoại quái Càn, nội quái Tốn, gió thổi dưới bầu trời nên đi tới đâu sẽ đụng tới đó. Hào âm dưới cùng những tưởng âm khí tiêu tan nhưng hào âm dưới cùng xuất hiện đội năm hào dương bên trên.

Trời (Càn) ở trên, gió (Tốn) ở dưới, gió đi dưới trời, tất đụng chạm vạn vật, cho nên gọi là Cấu (gặp gỡ).
Quẻ này một hào âm mới sinh ở dưới (thuộc về tháng 5), đụng với 5 hào dương ở trên, cũng như một người con gái rất cường tráng, đụng với (Cấn) năm người con trái, chống được với 5 người còn trai, hào đó lại bất đắc chính (âm ở vị dương), như người con gái bất trinh, không nên cưới nó.
Thoán truyện đưa thêm một nghĩa khác, trái hẳn, tương truyền là của Khổng tử; một hào âm xuất hiện ở dưới năm hào dương, là âm dương bắt đầu hội ngộ (gặp nhau: cấu), vạn vật nhờ đó sinh trưởng, các phẩm vật đều rực rỡ. Tốt. Lại thêm hào 5 dương cương , trung chính, thế là đạo quân tử được thi hành khắp thiên hạ (cương ngộ trung chính, thiên hạ đại hành dã). Cho nên ý nghĩa chữ "Cấu" này thật lớn lao. Đại tượng truyện chỉ coi tượng quẻ, không để ý tới nghĩa gặp gỡ của quẻ, mà đưa ra lời khuyên người quân tử nên thi hành mệnh lệnh, báo cáo, hiểu dụ khắp bốn phương, như gió thổi vào khắp vạn vật ở dưới trời.

2. Quẻ Thiên Phong Cấu động hào lục theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

緣黃閣白了頭
畢更成何濟
不如趁此精神猶好
賣些真氣.

Dịch âm:

Duyên hoàng các
Bạch liễu đầu
Tất cánh thành hà tế
Bất như sấn thử tinh thần do hảo
Mại ta chân khí.

Dịch nghĩa:

Lầu vàng nên duyên kiếp
Sương pha trọn mái đầu
Cứu cánh còn đâu nữa
Thời gian giục tuổi mau
Còn chút tinh thần sáng
Tìm dựa chốn thanh cao.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Cấu kỳ giác. Lân, vô cữu." (Không hẹn mà đụng đầu kẻ địch, xảy ra đấu đá. Khó khăn, nhưng không có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này khuyên bạn chớ nên hành động vội vã, mà cố giữ yên tĩnh, chớ có liều lĩnh vọng tưởng. Phải làm sao giữ được tinh thần của mình, bồi bổ cái nguyên khí của mình. Bạn hãy hình dung tình cảnh một ông lão bạc đầu và khí lực tàn tạ, nhưng ngày dương oai, diễu võ đã không còn nữa. Tài ba không có, thời vẫn cũng không, chớ có cưỡng cầu thì mới được yên thân. Cầu tài, cầu danh đều trì trệ.
Quẻ này cố khuyên ta chớ nên vội vả hành động cố giữ sự yên tỉnh, chớ tham lam tìm đường phải trái, chớ liều lỉnh vọng tưởng. Ta phải làm sao giữ được cái tinh thần có hại của ta, bồi bổ được cái nguyên khí vô cùng của ta. Người quân tử bói được quẻ này, có thể cầu phúc, kẻ tiểu nhân bói được quẻ này có thể lấy đó khỏi vạ.
Người cầu xin quẻ này hiện như một ông lão, đầu đã bạc và khí sắc tàn phai, ngày dương oai, điệu võ không còn nữa. Mà tốt hơn hết là thừa dịp nuôi dưỡng tinh thần để khỏe mạnh tuổi già.
Vậy ý quẻ có ý nói rằng: Nên yên phận, chớ nên cưỡng cầu và cần phải tu tâm dưỡng tính, làm điều phước lành, thì mới yên thân hơn.
Quẻ dạy: An phận thủ thường. Tài ba không có, thời vận cũng không, hay hơn hết nên thủ thường, để tìm hai chữ bình an là tốt hơn hết. Dù cho cố gắng mấy cũng chẳng nên công gì. Cầu tài, cầu danh trầm trệ, đánh đỏ đen khó trúng.

Con số linh ứng: 3, 23, 30, 33.