KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 22 - THIÊN LÔI VÔ VỌNG ĐỘNG HÀO TỨ

1. Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng trong Kinh Dịch

Thiên Lôi Vô Vọng: Thiên tai dã. Xâm lấn. Tai vạ, lỗi bậy bạ, không lề lối, không quy củ, càn đại, chống đối, hứng chịu. Cương tự ngoại lai chi tượng: tượng kẻ mạnh từ ngoài đến.
Đã trở lại thiên lý, chính đạo rồi thì không làm càn nữa, cho nên sau quẻ Phục, tới quẻ Vô vọng. Vọng có nghĩa là càn, bậy.

Quẻ Vô Vọng chỉ thời kỳ đã ổn định rồi thì không nên cải cách mà nên làm theo luật cũ để hưởng thụ. Tuy nhiên giai đoạn này ở một thời gian mà thôi. Cho nên tùy thời mà cần có thái độ khác nhau.

Hình ảnh quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

Thoán từ: Vô vọng nguyên hanh, lợi trinh, kỳ phỉ chính, hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.

Không càn bậy thì rất hanh thông, hợp với chính đạo thì có lợi. Cái gì không hợp với chính đạo thì có hại, có lỗi, hành động thì không có lợi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Càn, nội quái Chấn có nghĩa hoạt động hợp với lẽ trời. Hào Sơ Cửu làm chủ của nội quán, thu phục lòng người bằng hào Lục Nhị ứng với hào Cửu Ngũ theo đạo trời.

Tượng quẻ này: nội quái là Chấn (nghĩa là động, hành động); ngoại quái là Càn (trời), hành động mà hợp với lẽ trời thì không càn bậy, không càn bậy thì hanh thông, có lợi.
Thoán truyện giảng rõ thêm:
Nội quái nguyên là quẻ Khôn, mà hào 1, âm biến thành dương, thành quẻ Chấn. Thế là dương ở ngoài tới làm chủ nội quái, mà cũng làm chủ cả quẻ vô vọng, vì ý chính trong Vô vọng là: động, hành động. Động mà cương kiên như ngoại quái Càn, tức là không càn bậy.
Xét về các hào thì hào 5 dương cương, trung chính ứng, ứng với hào 2 cũng trung chính, thế là hợp với thiên lý, rất hanh thông.
Ở thời Vô vọng (không càn bậy) mình không giữ chính đạo mà đi thì đi đâu được? Chữ đi (vãng) ở đây nghĩa rộng là hành động (nguyên văn: Vô vọng chi vãng, hà chi hĩ? Nên hiểu là : vô vọng: phỉ chính chi vãng, hà chi hĩ; chữ chi thứ nhì này có nghĩa là đi). Trái lẽ trời thì trời không giúp, làm sao đi được ?
Đại tượng truyện bàn thêm về cái đạo của trời (đất) là nuôi nấng, và thánh nhân cũng theo đạo đó mà nuôi nấng vạn dân. Chúng tôi cho là ra ngoài đề.

2. Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng động hào tứ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

事相扶
在半途
翻覆終可免
風波一點無.

Dịch âm:

Sự tương phù
Tại bán đồ
Phiên phúc chung khả miễn
Phong ba nhất điểm vô.

Dịch nghĩa:

Việc phải nương nhau để góp công
Dù chí dở dang đến nửa chừng
Lận đận lúc đầu sau tránh khỏi
Sóng yên gió lặng thoả lòng mong.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Khả trinh, vô cữu." (Quẻ này có thể hành động, không tai vạ.
Ý thơ của Khổng minh nói quẻ này chủ về đôi bên tương trợ lẫn nhau, không có việc gì là không xong. Tuy việc mưu cầu của bạn chưa được toại nguyện ngay, nhưng dần dần cũng sẽ thành công tốt đẹp. Nửa đường được quý nhân giúp đỡ, dù vấp phải khó khăn gì, cũng sẽ vượt qua được. Gian nan buổi đầu, về sau hanh thông. Cầu danh, cầu tài có quý nhân trợ giúp.
Quẻ này chủ bỉ thử tương trợ nhau, không có việc gì là không xong. Người chính nhân quân tử một lòng thành kính cùng nhau tương thân tương trợ, không bao giờ có cái lo lật lọng trắng đen, điều gì cũng thuận buồm xuôi gió, chén chú chén anh.
Ý quẻ cho hay rằng: Việc cầu xin của bạn, tuy chưa được toại nguyện tức khắc, nhưng dần dần sẽ thành công tốt đẹp.
Như lời thơ quẻ nói: Nửa đường được quý nhân giúp đỡ, dù vấp phải những khó khăn gì, cũng sẽ vượt qua được, dù cho gặp gió mưa cũng chẳng sao, và rốt cuộc cũng không có sóng gió nổi dậy làm cản trở bước tiến của ta. Vậy hãy cố gắng đến bến vinh quang.
Quẻ dạy: Có quý nhân hỗ trợ, lo gì chẳng nên công. Gặp gian nan buổi đầu sau sẽ hanh thông. Chỉ cần cố gắng ắt đạt thành. Cầu danh, cầu tài có kẻ giúp. Chớ lo.

Con số linh ứng: 2, 12, 20, 22.