KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 19 - THIÊN LÔI VÔ VỌNG ĐỘNG HÀO NHẤT

1. Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng trong Kinh Dịch

Thiên Lôi Vô Vọng: Thiên tai dã. Xâm lấn. Tai vạ, lỗi bậy bạ, không lề lối, không quy củ, càn đại, chống đối, hứng chịu. Cương tự ngoại lai chi tượng: tượng kẻ mạnh từ ngoài đến.
Đã trở lại thiên lý, chính đạo rồi thì không làm càn nữa, cho nên sau quẻ Phục, tới quẻ Vô vọng. Vọng có nghĩa là càn, bậy.

Quẻ Vô Vọng chỉ thời kỳ đã ổn định rồi thì không nên cải cách mà nên làm theo luật cũ để hưởng thụ. Tuy nhiên giai đoạn này ở một thời gian mà thôi. Cho nên tùy thời mà cần có thái độ khác nhau.

Hình ảnh quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

Thoán từ: Vô vọng nguyên hanh, lợi trinh, kỳ phỉ chính, hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.

Không càn bậy thì rất hanh thông, hợp với chính đạo thì có lợi. Cái gì không hợp với chính đạo thì có hại, có lỗi, hành động thì không có lợi.

Tượng quẻ: Ngoại quái Càn, nội quái Chấn có nghĩa hoạt động hợp với lẽ trời. Hào Sơ Cửu làm chủ của nội quán, thu phục lòng người bằng hào Lục Nhị ứng với hào Cửu Ngũ theo đạo trời.

Tượng quẻ này: nội quái là Chấn (nghĩa là động, hành động); ngoại quái là Càn (trời), hành động mà hợp với lẽ trời thì không càn bậy, không càn bậy thì hanh thông, có lợi.
Thoán truyện giảng rõ thêm:
Nội quái nguyên là quẻ Khôn, mà hào 1, âm biến thành dương, thành quẻ Chấn. Thế là dương ở ngoài tới làm chủ nội quái, mà cũng làm chủ cả quẻ vô vọng, vì ý chính trong Vô vọng là: động, hành động. Động mà cương kiên như ngoại quái Càn, tức là không càn bậy.
Xét về các hào thì hào 5 dương cương, trung chính ứng, ứng với hào 2 cũng trung chính, thế là hợp với thiên lý, rất hanh thông.
Ở thời Vô vọng (không càn bậy) mình không giữ chính đạo mà đi thì đi đâu được? Chữ đi (vãng) ở đây nghĩa rộng là hành động (nguyên văn: Vô vọng chi vãng, hà chi hĩ? Nên hiểu là : vô vọng: phỉ chính chi vãng, hà chi hĩ; chữ chi thứ nhì này có nghĩa là đi). Trái lẽ trời thì trời không giúp, làm sao đi được ?
Đại tượng truyện bàn thêm về cái đạo của trời (đất) là nuôi nấng, và thánh nhân cũng theo đạo đó mà nuôi nấng vạn dân. Chúng tôi cho là ra ngoài đề.

2. Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng động hào nhất theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

不遠不近
似易似難
等閒一事
雲中笑看.

Dịch âm:

Bất viễn bất cận
Tự dị tự nan
Đẳng nhàn nhất sự
Vân trung tiếu khán.

Dịch nghĩa:

Chẳng gần chẳng xa
Tợ dễ tợ khó
Mọi việc bình thường
Trong mây cười xem.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Vô vọng, vãng cát." (Không càn bậy. Hào này đi xa tốt.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về bất cứ nghi nan gì dù xa gần, dù khó dễ, thảy cũng đều phải do chính mình quyết định lấy. Nhưng mưu cầu thấy dễ nhưng chẳng dễ, trưởng khó mà chẳng khó. Có điều cần phải chờ dịp thuận tiện. Vì vậy, được quẻ này, bạn nên tính toán cho kỹ, đừng quá vội vàng mà hỏng việc. Quẻ này không hoàn toàn tốt, cũng chẳng hoàn toàn xấu. Xấu hay tốt là tùy ở hành động của bạn. Cầu tài, cầu việc tuy chậm nhưng cố gắng thì sẽ thành tựu. Lợi ở nơi xa.
Quẻ này chủ bất cứ nghi nan nào dù xa gần, dù khó dễ, thảy đều phải do chính ta chủ trương lấy. Song, nếu ta chịu khó tìm hiểu cơ huyền của tạo hóa thì càng dễ dàng trong việc giải quyết công việc. Cười nói ngâm trong mây ngụ ý nói lúc đắc thời đắc ý.
Những việc cầu xin ở đây, thấy dễ nhưng chẳng dễ, tưởng khó nhưng mà chẳng khó. Cần phải chờ dịp thuận tiện thì mới thành tựu.
Vậy xin được quẻ này, phải tính toán cho kỹ về việc sở cầu và chờ đợi một thời gian nào đó, đừng quá vội vả mà hư hại công việc đang cầu xin. Ý quẻ dạy rằng: Chờ đợi đến lúc thuận dịp sẽ thành, việc tuy dễ mà lại khó, tuy khó mà lại dễ. Dễ khó, hay khó dể đều do tài mình và nơi hoàn cảnh thuận tiện đưa đẩy mà tạo nên.
Quẻ dạy: Do ở tài mình, và trí lực của mình. Cương cầu cũng vô ích, nếu ta không đủ tài. Quẻ không hoàn toàn tốt, mà cũng chẳng hoàn toàn xấu. Xấu tốt, tùy ở hành động của ta. Cầu tài, cầu mưu tuy chậm, nhưng cố thì thành.

Con số linh ứng: 9, 10, 19, 90, 99.