KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 44 - THIÊN ĐỊA BĨ ĐỘNG HÀO NHỊ

1. Quẻ Thiên Địa Bĩ trong Kinh Dịch

Thiên Địa Bĩ: Tắc dã. Gián cách. Bế tắc, không thông, không tương cảm nhau, xui xẻo, dèm pha, chê bai lẫn nhau, mạnh ai nấy theo ý riêng. Thượng hạ tiếm loạn chi tượng: trên dưới lôi thôi.
Trong vũ trụ không có gì là thông hoài được, hết thông thì tới bế tắc, cùng, cho nên sau quẻ Thái tới quẻ Bĩ.
Thoán tử.

Bĩ là bế tắc nhưng khi Bĩ giai đoạn đầu còn thịnh thì nên giữ bế tắc, không chen lấn về sau khi Bĩ suy sẽ hạn chế được bế tắc.
Quẻ Bĩ là quẻ mang điềm xấu, tuy vậy không nên bi quan, bởi những điều xấu đang chuẩn bị chấm dứt. Nên tùy vào thời điểm mà thay đổi cách hành động sao cho phù hợp, tránh việc đời, kiên trì với chính đạo, sống bao dung, khiêm nhường và hăng hái làm việc cho đời.

Hình ảnh quẻ Thiên Địa Bĩ

Thoán từ: Bĩ chi phỉ nhân. Bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai.

Bĩ không phải đạo người (phi nhân nghĩa như phi nhân đạo), vì nó không lợi cho đạo chính của quân tử (Tượng của nó là) cái lớn (dương ) đi mà cái nhỏ (âm) lại.

Tượng quẻ: Tượng quẻ của quẻ Bĩ có tượng quẻ ngược lại với quẻ Thái. Ngoại quái Càn trên, nội quái Khôn dưới. Tượng trưng cho khí Dương đang đi lên, khí Âm đang đi xuống, vạn vật bị ngưng trệ, không gian không thể giao hòa.

Bĩ trái với Thái. Thái thì dương ở dưới thăng lên, giao với âm ở trên giáng xuống; bĩ thì dương ở trên đi lên, âm ở dưới đi xuống không giao nhau. Âm dương không giao nhau thì bế tắc, ở đạo người như vậy mà ở vạn vật cũng như vậy. Thời đó không lợi với đạo chính của quân tử, vì dương đi nghĩa là đạo của người quân tử tiêu lần, mà âm lại nghĩa là đạo của tiểu nhân lớn lên.
Đại tượng truyện – Khuyên: gặp thời bĩ thì người quân tử nên thu cái đức của mình lại (đừng hành động gì cả, riêng giữ các đức của mình) để tránh tai nạn, đừng màng chút lợi danh nào cả. (Quân tử dĩ kiệm đức tị nạn, bất khả vinh dĩ lộc). Nghĩa là nên ở ẩn.
Gặp thời Truân, thời khó khăn, gian truân, người quân tử nên tập hợp nhau lại mà hành động; còn thời đã bĩ, đã bế tắc cùng cực rồi thì hành động chỉ vô ích, cốt giữ cái đức và cái thân mình thôi.

2. Quẻ Thiên Địa Bĩ động hào nhị theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

四顧無門路
桃源路可通
修煉成正果
萬歲壽如松.

Dịch âm:

Tứ cố vô môn lộ
Đào nguyên lộ khả thông
Tu luyện thành chánh quả
Vạn tuế thọ như tùng.

Dịch nghĩa:

Bốn bề đang bít lối
Chờ cơ hội vượt qua
Tu luyện được thành quả
Hưởng tuổi thọ ngàn năm như cây tùng.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Bao thừa, tiểu nhân cát, đại nhân bĩ. Hưởng." (Bọc đồ thịt đem lên, tiểu nhân thì tốt, đại nhân bế tắc. Nên cúng kiến.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, hiện nay tình cảnh của bạn, đường đời và những điều mưu cầu bị bế tắc, tựa như không còn ngõ nào để đi nữa. Mà chỉ còn có đường tu luyện thành chính quả, mới có thể sống lâu. Nên làm việc phước đức và mưu tính những điều đúng đắn, chớ cao vọng quá. Làm ăn phải ẩn nhẫn chờ thời. Cầu tài, cầu danh đều được vừa phải và chậm.
Quẻ này chủ họa phúc không cửa, duy chỉ do người rước lấy đó mà thôi. Hãy bỏ con dao phai xuống ngồi ngay xuống mà niệm Phật, khổ tâm tu luyện, hà tất lại để mình rơi vào vòng tục lụy. Người xin được quẻ này nên biết cái cơ vinh nhục mà tự vận dụng lấy, bất tất phải trách người oán trời.
Theo ý quẻ cho biết, hiện nay tình cảnh của người, đường đời bước tới cũng như tất cả những điều cầu mưu, các ngã đường đi đều bị bế tắc, không ngõ nào đi nữa. Mà chỉ còn con đường đi Đào Nguyên có thể thông hành thôi (Đào Nguyên là nơi cảnh tiên) và tu luyện mới có thể thành chánh quả, mới có thể sống dai.
Ý quẻ muốn nói rằng: Người nên cố làm việc phước đức và mưu tính những điều đúng đắn, chớ đặt cao vọng quá là hơn.
Quẻ khuyên: Chỉ nên đi tu, thời vận chẳng mấy thông. Làm ăn phải ẩn nhẫn đợi chờ. Nên an phận thủ thừa là hay. Cầu tài, cầu danh vừa phải, chậm. Đánh số hạp chút ít thôi.

Con số linh ứng: 4, 14, 24, 34, 40, 44.