KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 48 - THIÊN ĐỊA BĨ ĐỘNG HÀO LỤC

1. Quẻ Thiên Địa Bĩ trong Kinh Dịch

Thiên Địa Bĩ: Tắc dã. Gián cách. Bế tắc, không thông, không tương cảm nhau, xui xẻo, dèm pha, chê bai lẫn nhau, mạnh ai nấy theo ý riêng. Thượng hạ tiếm loạn chi tượng: trên dưới lôi thôi.
Trong vũ trụ không có gì là thông hoài được, hết thông thì tới bế tắc, cùng, cho nên sau quẻ Thái tới quẻ Bĩ.
Thoán tử.

Bĩ là bế tắc nhưng khi Bĩ giai đoạn đầu còn thịnh thì nên giữ bế tắc, không chen lấn về sau khi Bĩ suy sẽ hạn chế được bế tắc.
Quẻ Bĩ là quẻ mang điềm xấu, tuy vậy không nên bi quan, bởi những điều xấu đang chuẩn bị chấm dứt. Nên tùy vào thời điểm mà thay đổi cách hành động sao cho phù hợp, tránh việc đời, kiên trì với chính đạo, sống bao dung, khiêm nhường và hăng hái làm việc cho đời.

Hình ảnh quẻ Thiên Địa Bĩ

Thoán từ: Bĩ chi phỉ nhân. Bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai.

Bĩ không phải đạo người (phi nhân nghĩa như phi nhân đạo), vì nó không lợi cho đạo chính của quân tử (Tượng của nó là) cái lớn (dương ) đi mà cái nhỏ (âm) lại.

Tượng quẻ: Tượng quẻ của quẻ Bĩ có tượng quẻ ngược lại với quẻ Thái. Ngoại quái Càn trên, nội quái Khôn dưới. Tượng trưng cho khí Dương đang đi lên, khí Âm đang đi xuống, vạn vật bị ngưng trệ, không gian không thể giao hòa.

Bĩ trái với Thái. Thái thì dương ở dưới thăng lên, giao với âm ở trên giáng xuống; bĩ thì dương ở trên đi lên, âm ở dưới đi xuống không giao nhau. Âm dương không giao nhau thì bế tắc, ở đạo người như vậy mà ở vạn vật cũng như vậy. Thời đó không lợi với đạo chính của quân tử, vì dương đi nghĩa là đạo của người quân tử tiêu lần, mà âm lại nghĩa là đạo của tiểu nhân lớn lên.
Đại tượng truyện – Khuyên: gặp thời bĩ thì người quân tử nên thu cái đức của mình lại (đừng hành động gì cả, riêng giữ các đức của mình) để tránh tai nạn, đừng màng chút lợi danh nào cả. (Quân tử dĩ kiệm đức tị nạn, bất khả vinh dĩ lộc). Nghĩa là nên ở ẩn.
Gặp thời Truân, thời khó khăn, gian truân, người quân tử nên tập hợp nhau lại mà hành động; còn thời đã bĩ, đã bế tắc cùng cực rồi thì hành động chỉ vô ích, cốt giữ cái đức và cái thân mình thôi.

2. Quẻ Thiên Địa Bĩ động hào lục theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

走盡天涯
風霜曆遍
不如問人三天
漸漸有回首見.

Dịch âm:

Tẩu tận thiên nhai
Phong sương lịch biến
Bất như vấn nhân tam thiên
Tiệm tiệm hữu hồi thủ kiến.

Dịch nghĩa:

Chạy đến chân trời
Gió sương từng trải
Chẳng bằng hỏi người ba bữa
Dần dần sẽ rõ đường đi.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Khoảnh bỉ, tiên bỉ hậu hỉ." (Bế tắc chỉ trong chốc lát, trước bế tắc sau mừng vui.)
Theo ý thơ của Khổng Minh cho biết, nếu bỏ gần lấy xa thì không có chuyện gì thành, mà chỉ chuốc lấy khó nhọc vào thân mà thôi. Bởi vì thời vận không tới, có lo lắng cầu cạnh một cách gượng ép cũng đều vô ích. Quẻ cho biết rằng, dù có đi khắp nơi, trải bao sương gió đến giờ chưa tìm thấy điều nào theo ý muốn. Việc đang bế tắc cần có người giúp đỡ và chỉ vẽ cho mới mong thành công. Cầu tài, cầu danh đều chưa đến.
Quẻ này cho ta biết nếu bỏ gần lấy xa thì không có chuyện gì thành cả, chỉ mua lấy khó nhọc vào thân mà thôi. Bởi vì rằng thời vận không tới, cầu cạnh lo lắng một cách cưỡng ép thảy đều vô ích. Người xin được quẻ này nên minh tâm kiếm tánh, an bần lạc đạo, chớ có ngược lại lòng trời ý người.
Theo ý quẻ cho hay rằng đi cũng khắp nơi đầy sương gió đến giờ chưa tìm thấy một kết quả nào theo ý muốn và bây giờ chỉ có cách tìm người làm cố vấn cho mới mong thành.
Vậy thì tất cả việc cầu xin cùa người hãy bình tỉnh suy xét im đời và để được có công việc đầu đuôi rồi tiến hành mới tránh được những chuyện lầm lẫn và không may.
Quẻ dạy: Việc đang bế tắc cần có kẻ giúp và làm cố vấn cho mới thành. Tuy nhiên chớ chán nản, chậm một chút mới thành sự, khi đã có kẻ giúp đỡ, tính toán giùm. Cầu tài, cầu mưu chưa đến. Đánh số không mấy hạp.

Con số linh ứng: 4, 8, 40, 44, 48, 80, 84, 88.