KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 292 - SƠN VI CẤN ĐỘNG HÀO TỨ

1. Quẻ Sơn Vi Cấn trong Kinh Dịch

Sơn Vi Cấn: Chỉ dã. Ngưng nghỉ. Ngăn giữ, ở, thôi, dừng lại, đậy lại, gói ghém, ngăn cấm, vừa đúng chỗ. Thủ cựu đợi thời chi tượng: giữ mức cũ đợi thời.
Không thể động hoài được, sẽ tới lúc phải ngưng, cho nên sau quẻ Chấn tới quẻ Cấn. Cấn có nghĩa là núi, núi đứng yên một chỗ, cho nên cũng có nghĩa là ngừng lại.

Quẻ Cấn là giữ cho tâm được an tịnh nhưng vẫn không bỏ qua việc đời. Tùy vào từng thời điểm để dùng, tùy vào từng lúc mà hoạt động. Hoạt động đúng với đạo quang minh, quân tử. Vì thế luôn được hành đúng địa vị và thời thế.

Hình ảnh quẻ Sơn Vi Cấn

Thoán từ: Cấn kỳ bôi, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu.

Ngừng ở cái lưng (tĩnh như cái lưng) không thấy được thân mình, đi ở trước sân, không thấy có người, không có lỗi.

Tượng quẻ: Cả hai quái đều là Cấn. Cấn là quẻ đùn hào dương lên cao như núi, giống như cái lưng im lìm, không liên quan trong khi ngoại giới vẫn hoạt động.

Quẻ này vốn là quẻ Khôn, lấy nét thứ ba, dương của quẻ Càn thay vào nét thứ ba, âm của Khôn mà thành một nét dương ở trên, hai nét âm ở dưới; nét dương ngưng lại ở trên, hai nét âm cũng bị chặn ở dưới, cho nên đặt tên là quẻ Cấn (ngừng)
Trong thân thể người ta, đầu, cổ tay chân thường động đậy, chỉ có lưng là thường tĩnh; đó là nghĩa ba chữ: "Cấn kỳ bối".
Hễ tĩnh thì không bị tình dục chi phối, không làm điều ác; tĩnh thì không nghĩ tới mình (bất hoạch kỳ thân), mà cũng quên cả người khác (như đi ở trước sân mà không thấy có người), tức là không phân biệt mình với người, như vậy thì không có lỗi.
Thoán truyện giảng thêm: Lúc đáng ngừng thì ngừng, đáng đi thì đi (đi tức là biết tiến tới chỗ phải ngừng lại), động tĩnh đều hợp thời. Lại phải biết ngừng ở chỗ đáng ngừng, ví dụ cư xử với người cố đạt cho được đức nhân, đức tín, như vậy là biết ngừng ở chỗ đáng ngừng. Không phân biệt mình với người, coi nhân ngã chỉ là nhất thể (cũng như nội quái là Cấn, ngoại quái cũng là Cấn, cùng một thể với nhau, theo cách giải của Thoán truyện), đó là nghĩa sâu sắc của quẻ Cấn.
Đại Tượng truyện khuyên người quân tử chỉ nên ngừng ở chỗ làm trọn bổn phận của mình và đừng trật ra ngoài bổn phận của mình (bất xuất kỳ vị)

2. Quẻ Sơn Vi Cấn động hào tứ theo Khổng Minh luận giải

Nguyên văn:

火旺處要不疲
水深處要不呆
到頭當酌量
毋得惹他災.

Dịch âm:

Hoả vượng xứ yếu bất bì
Thuỷ thâm xứ yếu bất ngốc
Đáo đầu đương chước lượng
Vô đắc nhạ tha tai.

Dịch nghĩa:

Chỗ lửa mạnh không thể lao vào
Chỗ nước sâu không thể không biết
Việc đến phải lo lường tính toán
Mới khỏi bị thiệt hại.

Lời đoán quẻ:

Lời quẻ nói "Cấn kỳ thân. Vô cữu." (Cái thân nghỉ ngơi. Hào này không có tai họa.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về mọi việc cần phải dự phòng. Lúc đắc ý cần phải đề phòng lúc tai vạ đến bất ngờ. Việc mưu cầu của bạn phải cẩn thận, phải suy nghĩ cho kỹ lượng, nhất là không nên có cao vọng quá. Cầu tài, cầu việc chưa thông, còn phải chờ đợi.
Quẻ này cho biết: Tin tức tuy có, nhưng cần phải dự phòng. Lúc đắc ý cần phải đề phòng lúc thất ý lại cần phải đề phòng tai vạ đến bất ngờ. Người ta sinh ra ở trên đời, suốt đời mình, không có ngày nào là không lo sợ đề phòng.
Theo ý quẻ nói công việc cầu xin của bạn cần phải cẩn thận mới được yên vui. Bởi hai câu sau của quẻ thơ nói: trăng tròn nay khuyết, nửa đêm chớ nên mở cửa. Đó là dạy cho ta phải cẩn thận trong công việc.
Vậy những việc cầu xin của bạn ngoài sự cẩn thận, phải suy nghĩ cho kỹ lưỡng, nhứt là không nên đặt cao vọng quá và phải yên phận hơn. Thận trọng lúc hành động, chớ để kẻ dòm, bị phá hoại. Cầu sự chưa thông, chờ. Đánh số dở.

Con số linh ứng: 1, 2, 9, 19, 29, 91, 92.