KHỔNG MINH THẦN TOÁN QUẺ 291 - SƠN VI CẤN ĐỘNG HÀO TAM
1. Quẻ Sơn Vi Cấn trong Kinh Dịch
Sơn Vi Cấn: Chỉ dã. Ngưng nghỉ. Ngăn giữ, ở, thôi, dừng lại, đậy lại, gói ghém, ngăn cấm, vừa đúng chỗ. Thủ cựu đợi thời chi tượng: giữ mức cũ đợi thời.
Không thể động hoài được, sẽ tới lúc phải ngưng, cho nên sau quẻ Chấn tới quẻ Cấn. Cấn có nghĩa là núi, núi đứng yên một chỗ, cho nên cũng có nghĩa là ngừng lại.
Quẻ Cấn là giữ cho tâm được an tịnh nhưng vẫn không bỏ qua việc đời. Tùy vào từng thời điểm để dùng, tùy vào từng lúc mà hoạt động. Hoạt động đúng với đạo quang minh, quân tử. Vì thế luôn được hành đúng địa vị và thời thế.
Hình ảnh quẻ Sơn Vi Cấn
Thoán từ: Cấn kỳ bôi, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu.
Ngừng ở cái lưng (tĩnh như cái lưng) không thấy được thân mình, đi ở trước sân, không thấy có người, không có lỗi.
Tượng quẻ: Cả hai quái đều là Cấn. Cấn là quẻ đùn hào dương lên cao như núi, giống như cái lưng im lìm, không liên quan trong khi ngoại giới vẫn hoạt động.
Quẻ này vốn là quẻ Khôn, lấy nét thứ ba, dương của quẻ Càn thay vào nét thứ ba, âm của Khôn mà thành một nét dương ở trên, hai nét âm ở dưới; nét dương ngưng lại ở trên, hai nét âm cũng bị chặn ở dưới, cho nên đặt tên là quẻ Cấn (ngừng)
Trong thân thể người ta, đầu, cổ tay chân thường động đậy, chỉ có lưng là thường tĩnh; đó là nghĩa ba chữ: "Cấn kỳ bối".
Hễ tĩnh thì không bị tình dục chi phối, không làm điều ác; tĩnh thì không nghĩ tới mình (bất hoạch kỳ thân), mà cũng quên cả người khác (như đi ở trước sân mà không thấy có người), tức là không phân biệt mình với người, như vậy thì không có lỗi.
Thoán truyện giảng thêm: Lúc đáng ngừng thì ngừng, đáng đi thì đi (đi tức là biết tiến tới chỗ phải ngừng lại), động tĩnh đều hợp thời. Lại phải biết ngừng ở chỗ đáng ngừng, ví dụ cư xử với người cố đạt cho được đức nhân, đức tín, như vậy là biết ngừng ở chỗ đáng ngừng. Không phân biệt mình với người, coi nhân ngã chỉ là nhất thể (cũng như nội quái là Cấn, ngoại quái cũng là Cấn, cùng một thể với nhau, theo cách giải của Thoán truyện), đó là nghĩa sâu sắc của quẻ Cấn.
Đại Tượng truyện khuyên người quân tử chỉ nên ngừng ở chỗ làm trọn bổn phận của mình và đừng trật ra ngoài bổn phận của mình (bất xuất kỳ vị)
2. Quẻ Sơn Vi Cấn động hào tam theo Khổng Minh luận giải
Nguyên văn:
不知真消息
消息驀地來
月圓月缺夜
不許把門開.
Dịch âm:
Bất tri chân tiêu tức
Tiêu tức mộ địa lai
Nguyệt viên nguyệt khuyết dạ
Bất hứa bả môn khai.
Dịch nghĩa:
Tin thư xác thực biết đâu là
Từ chốn xa xăm mới nhận qua
Xoay chuyển trăng tròn rồi lại khuyết
Chưa nên hứa mở cửa.
Lời đoán quẻ:
Lời quẻ nói "Cấn kỳ hạn, liệt kỳ dần. Lệ, huân tâm." (Eo lưng thả nghỉ ngơi, hai bên sườn đau như muốn vỡ ra, nguy hiểm. Trong lòng như bị lửa đốt.)
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này chủ về mọi việc đều phải suy nghĩ tính toán cho cẩn thận thì may ra có thể đổi sự lo âu thành niềm vui, sinh kế nhờ đó mà lâu bền. Người được quẻ này nên chớ do dự, thiếu quyết đoán. Những mưu cầu của bạn trước tiên phải hiểu biết cho thật rõ và phải trải qua một thời gian dò xét kỹ lưỡng thì mới mong được kết quả như ý. Và có lợi nhất vào những năm hoặc tháng Tuất.
Quẻ này có cái tượng thấy thỏ mà lại nhìn chó, lúc thấy chó hiểm rằng quá muộn. Nếu đem suy nghĩ tính toán cẩn thận lại, thì may ra có thể đổi mối lo ra thành điềm lành, sinh kế do đó mà khả đã lâu bền được. Người xin được quẻ này khi gặp việc, chớ nên do dự bất quyết.
Những việc cầu xin của bạn trước tiên phải thấu rõ việc làm và phải trải qua một thời gian dò xét, thì mới mong được kết quả như ý. Bởi quẻ tả cảnh của bạn như đang đi trên đường gặp một con chó. Vậy bạn nên nghĩ kỹ bài thơ trên, ắt giúp được sự nan giải đấy.
Đang đông xông, tây đột, mà chưa nên gì. Phải suy cho kỹ, nghĩ cho cùng, thì công việc mới thành. Và phải gặp chó mới hay. Biểu tượng: chó. Đánh số dở.
Con số linh ứng: 2, 9, 20, 29, 90, 92.